KỸ THUẬT CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CẢI THIỆN 20% NĂNG XUẤT CHĂN NUÔI.

Ngày 2024-05-02

Chăn nuôi vịt đẻ trứng thương phẩm đang là một trong nhiều loại hình chăn nuôi phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang được nhân rộng tại các địa phương. Tuy nhiên chăn nuôi vịt đẻ giai đoạn này đòi hỏi người chăn nuôi cần có kinh nghiệm cũng như phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết kỹ thuật nuôi vịt đẻ cải thiện 20% năng xuất chăn nuôi.

Giá trị thương phẩm của vịt đẻ

Sản phẩm trứng vịt tươi được người tiêu dùng lựa chọn để chế biến đa dạng bữa ăn hàng ngày bởi dễ bảo quản, chế biến nhanh, giá cả phù hợp và đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Trứng vịt cung cấp Omega 3 giúp tăng khả năng chống viêm, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, ngoài ra trứng vịt còn chứa hàm lượng cao protein, các Vitamin A, D, E, kẽm, kali, photpho…

Nhờ những giá trị dinh dưỡng mà trứng vịt mang lại cho sức khỏe con người, giá trị thương phẩm của vịt đẻ trứng cũng được nâng cao và mang lại nguồn lợi kinh tế cho nhiều hộ chăn nuôi. Để có thể quản lý được chất lượng nguồn trứng thì cần phải hiểu rõ kỹ thuật chăn nuôi vịt đẻ, đòi hỏi người chăn nuôi cần có kinh nghiệm cũng như phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất. Bài viết này sẽ hướng dẫn tổng hợp các kỹ thuật nuôi vịt đẻ giúp cải thiện 20% năng xuất chăn nuôi.

Kỹ thuật chăn nuôi vịt đẻ thương phẩm

Trọng tâm 5 giải pháp kỹ thuật chăn nuôi vịt đẻ:

  • Giải pháp 1: Xây dựng chuồng trại
  • Giải pháp 2: Lựa chọn con giống
  • Giải pháp 3: Chương trình thức ăn
  • Giải pháp 4: Quản lý chăm sóc
  • Giải pháp 5: An toàn sinh học – Thú y

Với mục tiêu:

  • Tối ưu hóa chuồng trại
  • Lựa chọn con giống có năng suất tốt nhất
  • Xây dựng chương trình thức ăn tối ưu
  • Áp dụng quy trình chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển của vịt
  • Hạn chế tối đa dịch bệnh và giảm chi phí thuốc thú y

 

Giải pháp 1: Xây dựng chuồng trại

Xây dựng chuồng trại cần đáp ứng một số mục đích:

  • Tiết kiệm chi phí: Xây dựng trại cần đảm bảo tối ưu về mặt chi phí
  • Phù hợp môi trường: Trại cũng cần đảm bảo phù hợp với điều kiện địa hình đất đai,ao hồ.
  • Lựa chọn mô hình trại: Tùy theo quy mô, nguồn tài chính mà chủ trại lựa chọn xây trại kiên cố hay đơn giản tùy thuộc vào diện tích đất hay ao hồ
  • Vận chuyển thuận tiện: Thiết kế trại phải đảm bảo thuận tiện cho việc vận chuyển, điện, nước.

 

Xây dựng chuồng trại cần đáp ứng một số yêu cầu:

  • Đảm bảo thông thoáng: Xây dựng trại cần đảm bảo cho trại luôn luôn thông thoáng trong mùa hè.
  • Đảm bảo đủ ấm áp: Khi xây dụng trại cũng cần đảm bảo luôn giữ được ấm áp trong mùa đông.
  • Vệ sinh thuận tiện: Thiết kế trại phải đảm bảo dễ dàng vệ sinh sát trùng sau mỗi lứa chăn nuôi.

2 MÔ HÌNH CHUỒNG TRẠI PHỔ BIỆN HIỆN NAY:

Mô hình chuồng trại

Hình ảnh

Ưu điểm

Nhược điểm

Mô hình chuồng kín

Thường áp dụng trong chăn nuôi vịt bố mẹ và các giống vịt đẻ năng suất  cao

  • Dễ quản lý dịch bệnh
  • Chủ động kiểm soát được tiểu khí hậu chuồng nuôi
  • Đạt năng suất chăn nuôi cao
  • Trứng sạch
  • Chi phí đầu tu ban đầu cao

Mô hình chuồng hở

IMG_20160603_202147.jpg
Kiểu chuồng nuôi:
Nuôi bãi sông, ao, hồ

  • Chi phí đầu tư thấp
  • Dễ áp dụng cho các giống thủy cầm khác nhau và cho nhiêu địa phương
  • Kiểu nuôi truyền thống: quen thuộc, dễ nuôi
  • Khó kiểm soát môi trường chăn nuôi
  • Năng suất bấp bênh
  • Vịt dễ mắc dịch bệnh và phức tạp trong việc điều trị


Kiểu chuồng nuôi:
Chuồng nuôi rọ

  • Chi phí đầu tư thấp, xây dựng đơn giản
  • Không cần quỹ đất lớn
  • Phù hợp với nhiều địa phương không có ao hồ
  • Khó kiểm soát bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi
  • Khó trong khâu vệ sinh sát trùng


Kiểu chăn nuôi:
Vịt thả đồng

  • Tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên
  • Không tốn chi phí chuồng trại
  • Quen thuộc, dễ nuôi
  • Khó kiểm soát dịch bệnh
  • Trứng bẩn và nhiễm khuẩn
  • Năng suất kém

 

Giải pháp 2: Lựa chọn con giống

Con giống là một yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi bởi vì chất lượng con giống, loại giống sẽ ảnh hưởng đến năng suất trứng của vịt đẻ, vì vậy việc chọn giống vịt để nuôi hết sức quan trọng trong kỹ thuật chăn nuôi.

MỘT SỐ GIỐNG VỊT CHÍNH NUÔI LẤY TRỨNG HIỆN NAY

Giống vịt

Hình ảnh

Năng suất

Vịt cỏ

  • Bắt đầu đẻ lúc 140 ngày tuổi
  • Năng suất 200 - 225 quả/mái/năm. Trọng lượng trứng 64 -65 gr/quả.
  • Trứng có tỷ lệ phôi cao

Vị mốc

  • Tuổi để bói là 140 ngày.
  • Năng suất trứng trong 25 tuần đầu là 90 quả.
  • Khối lượng trứng là 55 gam/quả

Vịt khaki campbell

  • Tuổi bắt đầu đẻ 140 - 145 ngày
  • Năng suất trứng bình quân 260 - 300 quả/mái/năm, cá biệt có đàn đạt 320 quả/mái/năm.
  • Khối lượng trứng 65-70 g/quả.

Vịt cv 2000 layer

  • Tuổi đẻ của vịt: 140 - 150 ngày.
  • Năng suất trứng: 280 -300 quả /mái/năm.
  • Khối lượng khi vào đẻ: 1,8 – 2,0 kg.
  • Khối lượng trứng: 70 - 75 g/quả.

Vịt siêu trứng

  • Thời gian đẻ bói >3 tháng
  • Sản lượng trứng >280 quả/năm
  • Trọng lượng trứng 67-69 g/quả
  • Trọng lượng cơ thể
    1,4 - 1,5 kg/con

 

Giải pháp 3: Chương trình thức ăn

Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng đối với vịt nuôi giống phải thực hiện chế độ ăn định lượng để khống chế khối lượng cơ thể theo tiêu chuẩn để đảm bảo độ đồng đều của đàn vịt không quá béo hay quá gầy thì khả năng sinh sản về sau mới cho năng suất cao.

Độ tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng

Loại thức ăn phù hợp

Vịt con
1-125 ngày tuổi

Tăng thể trạng

Vịt đẻ bói

Phát triển và thành thục về tính dục

Vịt đẻ

Đẻ trứng siêu thịt

 

Giải pháp 4: Quản lý và chăm sóc

Các giai đoạn quản lý và chăm sóc vịt đẻ:

  • Giai đoạn 1: quản lý và chăm sóc vịt đẻ giai đoạn úm vịt con
  • Giai đoạn 2: quản lý và chăm sóc vịt đẻ giai đoạn vịt nhỏ đến đẻ bói
  • Giai đoạn 3: quản lý và chăm sóc vịt đẻ giai đoạn vịt đẻ

 

Giai đoạn

Hình ảnh

Cần đảm bảo

Úm vịt

  • Độ đồng đều của vịt con
  • Tốc độ tăng trưởng tốt
  • Tốc độ mọc lông, thay lông nhanh
  • Tránh được các yếu tố gây stress cho vịt con
  • Vịt ăn được nhiều tăng trưởng tốt
  • Hạn chế mắc các bệnh từ môi trường nuôi

Vịt đẻ bói

  • Trong giai đoạn này hiện nay người chăn nuôi chủ yếu thả đồng kết hợp cho ăn lúa
  • Dùng thêm thức ăn giúp vịt phát triển tốt về thể chất và buồng trứng
  • Không đưa vịt hậu bị vào khu vực nguồn nước bị ô nhiễm

Vịt đẻ

  • Khi vịt đẻ quả trứng đầu tiên
    cho vịt ăn tăng thêm 5% khẩu phầnvịt đẻ tăng 10% thì tăng khẩu phần lên 10% và khi vịt đẻ đạt 30% thì mới cho ăn tự do
  • Cho vịt ăn 2 lần/ngày, đảm bảo lượng ăn 140 - 160 g/con/ngày
  • Cho vịt ăn nhiều hơn vào buổi chiều để quá trình tạo trứng hiệu quả hơn
  • Đảm bảo nguồn nước sạch cho vịt
  • Tăng thời gian chiếu sáng cho vịt mỗi ngày tăng 1h đến khi đủ 18h/ngày
  • Dùng ánh sáng liên tục (không dùng đèn huỳnh quang) và cường độ ánh sáng thích hợp để tránh vịt bị stress.
  • Định kỳ bổ sung Canxi và Phospho, và định kỳ bổ sung kháng sinh (Tetracyclin hoặc Amoxylin…) để phòng bệnh cho vịt
  • Tránh dùng các loại kháng sinh có thành phần Sulfamid vì gây
    giảm đẻ

 

Giải pháp 5: An toàn sinh học – Thú y

Mặc dù được coi là vật nuôi có khả năng thích nghi cao nhất với điều kiện ngoại cảnh, chịu đựng được một số bất lợi của môi trường sống, song vịt vẫn thường xuyên bị một số căn bệnh tấn công, gây thiệt hại nghiêm trọng. Chính vì vậy người nuôi vịt cần làm tốt công tác vệ sinh thú y và phòng bệnh để đảm bảo an toàn cho đàn vịt nuôi và hiệu quả cho quá trình đầu tư. 

BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH 3 CẤP ĐỘ

Cấp độ 1: Chương trình an toàn sinh học

Cấp độ 2: Giảm stress

Cấp độ 3: Vaccin – Thuốc

Các lưu ý để kiểm soát mầm bệnh:

  • Cho vịt ăn bằng các máng ăn chuyên dụng để tránh hao hụt thức ăn và mầm bệnh
  • Thường xuyên vệ sinh sát trùng trong khu vực chăn nuôi và nhất là bãi chăn thả vịt
  • Tránh để vịt tiếp xúc với nguồn nước nhiễm mầm bệnh
  • Định kỳ bổ sung kháng sinh phòng bệnh phổ rộng cho vịt. Trong thời gian dùng kháng sinh không bán trứng ra ngoài thị trường
  • Chích vaccine dịch tả và cúm định kỳ theo chương trình vaccine.

 

Lời kết:

Có thể nói nuôi vịt lấy trứng là một hướng đi có nhiều tiềm năng và lợi thế, giúp cho các hộ nông dân nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và đã có nhiều hộ gia đình vươn lên làm giàu từ chính vật nuôi này. Chính vì vậy ngoài những kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất, cần nắm rõ 5 phương pháp trọng tâm và áp dụng đầy đủ các quy trình kỹ thuật để chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững.

Chủ đề:
Tăng hiệu suất

Tìm kiếm câu hỏi

Đặt câu hỏi

với chuyên gia

gửi ngay

Chuyên gia tư vấn

Tìm kiếm câu hỏi

Đặt câu hỏi

với chuyên gia

gửi ngay

CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM

GREENFEED VIỆT NAM

Xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Sđt: (+84) 272 363 2881

Fax: (+84) 272 363 3374

Email: info@greenfeed.com.vn

HOTLINE:(+84) 272 363 2881

Liên hệ tư vấn

GREENFEED VIỆT NAM

* Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin của bạn với bất cứ bên thứ ba.