QUY TRÌNH VỆ SINH CHUỒNG TRẠI TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU NHẬP MỘT ĐỢT GIỐNG MỚI

Ngày 2024-07-23

Trong những năm gần đây, ở nước ta tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến hết sức phức tạp, gây tổn thất rất lớn cho ngành chăn nuôi... Vì vậy vệ sinh chuồng trại sau mỗi đợt nuôi là rất quan trọng và bức thiết, giúp khống chế dịch bệnh, tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi, phát triển bền vững. Bài viết này sẽ hướng dẫn quy trình vệ sinh chuồng trại tiêu chuẩn trước khi nhập đợt giống mới.

1)    Vì sao phải tổng vệ sinh chuồng trại trước mỗi đợt nhập giống mới?


Mặc dù đợt giống trước đàn vật nuôi khỏe mạnh, không mắc bệnh nhưng vẫn có khả năng tồn tại những mầm mống bệnh chưa phát triển. Việc tiêu độc khử trùng giúp khống chế bệnh dịch, diệt mầm bệnh trong môi trường, ngăn chặn lây lan bệnh dịch, tránh vi khuẩn gây bệnh phát triển. Sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi giúp tăng hiệu quả chăn nuôi, phát triển bền vững, hạn chế bệnh dịch.


Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 ngày trước khi đưa giống mới vào nuôi. Trong trường hợp chuồng bị dịch, nếu tái đàn nên để trống chuồng ít nhất 30 ngày và được sự đồng ý của chính quyền địa phương. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng thường xuyên.


Bài viết này sẽ hướng dẫn quy trình vệ sinh chuồng trại tiêu chuẩn trước khi nhập đợt giống mới.


2)    Quy trình vệ sinh chuồng trại chi tiết


Quy trình 8 bước vệ sinh sát trùng trại thực hiện ngay sau khi hết một lứa vịt:
•    Bước 1: Vệ sinh đường ống nước bằng Chloramin hoặc acid hữu cơ
•    Bước 2: Làm sạch cơ học các chất độn chuồng, nền chuồng, máng ăn/uống
•    Bước 3: Làm sạch hóa học nền chuồng bằng xà phòng hoặc NaOH+vôi
•    Bước 4: Dùng Focmalin 37%hòa với nước tỷ lệ 1:5 phun toàn bộ chuồng
•    Bước 5: Để khô chuồng 1–2 ngày (bật quạt hút với chuồng kín)
•    Bước 6: Bố trí quây úm và dụng cụ, phun thuốc sát trùng sau đó vào vịt
•    Bước 7: Ủ chuồng khoảng từ 2 đến 3 ngày
•    Bước 8: Xông chuồng với Focmalin và KMNO4


Hướng dẫn chi tiết từng bước vệ sinh chuồng trại:

Bước 1: Ngâm đường ống nước bằng Chloramin B, T hoặc Acid hữu cơ thời gian 2 ngày sau đó dùng  bơm áp lực cao để đẩy hếtchất cặn bã trong ống ra ngoài

 

Bước 2: Làm sạch cơ học

1. Dọn phân tháo dỡ dụng cụ chăn nuôi

•    Dọn hết phân, chất thải trong chuồng nuôi
•    Tháo hết dụng cụ (sàn) ra ngoài để rửa và ngâm
•    thuốc sát trùng
•    Loại bỏ thức ăn thừa có trong máng ăn


2. Làm sạch các dụng cụ chăn nuôi
•    Quét sạch bụi bẩn bám trên các dụng cụ cũng như trần
•    Các dụng cụ như quạt không thể
•    tháo dỡ và    phun sát trùng thì
•    cần lau sạch bụi và lau lại bằng vải nhúng thuốc sát trùng

3. Xử lý phân và chất thải trong chăn nuôi
•    Phân và chất thải trong chăn nuôi phải được thu gom ra khu xử lý phân và chất thải
•    Hoặc chuyển khỏi khu chăn nuôi

4. Rửa sạch nền chuồng bằng máy phun áp lực sau đó dùng xà phòng đánh sạch: Đảm bảo nước rửa nền chuồng phải  được gom vào hố xử lý không được  để chảy    tràn lan trong khu vực  trang trại chăn nuôi.


Bước 3: Làm sạch hóa học

1. Sử dựng xà phòng để đánh sạch  nền chuồng, hoặc sử dụng  nước vôi tưới lên nền chuồng

2. Vệ sinh sát trùng hệ thống cooling pad
•    Hệ thống Cooling Pad sau lứa nuôi dùng nước vôi trong
•    phun bằng bơm áp lực để loại bỏ rêu mốc mảng bám
•    Thay thế các tấm Cooling Pad hư hỏng.
•    Dùng thuốc sát trùng chạy toàn bộ hệ thống sau đó  để khô.

Bước 4: Phun chuồng bằng focmalin

Sử dụng focmalin nồng độ 37% hòa  với nước theo tỷ lệ 1:5 phun toàn bộ chuồng

Bước 5: Để khô chuồng

Phơi chuồng trong khoảng thời gian 1-2 ngày để đảm bảo quá trình sát trùng  trại đạt hiệu quả tốt nhất
Đối với trại thiết kế chuồng kín nên mở quạt hút trong thời gian này

Bước 6: xông chuồng với focmalin và KMnO4

Sau 1 đến 2 ngày chuồng đã khô ráo hoàn toàn, tiến hành  xông chuồng bằng focmalin hoặc thuốc tím.

Bước 7: Ủ chuồng

Sau quá trình xông trại bằng bằng focmalin hoặc thuốc tím đóng kín trại để bắt đầu quá trình ủ trại
Thời gian ủ có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày  tùy theo trại

Bước 8: Bố trí trại chuẩn bị nhập vịt

1. Bố trí quây úm, dụng cụ trước khi vịt về trại
•    Chuẩn bị quây úm: quây úm, bạt xung quanh, lưới lót ô úm,
•    chấu dày 5-7cm
•    Một quay úm diện tích 40m2 cho 1000 vịt
•    Mỗi ô một nhiệt kế
•    Bóng úm đầy đủ để đảm bảo nhiệt độ 32 – 330C khi vịt về
•    Đường và thuốc bổ

2. Chuẩn bị khay ăn, máng uống cho vịt theo tiêu chuẩn sau:
•    Khay ăn: 50 - 60 con/khay
•    Máng Ăn tự động tròn 3cm/con, máng dài 170 - 200 con tùy kích kích cỡ máng. Không nên dùng máng quá dài để vịt phải di chuyển xa đến máng ăn)
•    Máng gallon 4 lít: 50 – 60 con/ máng.
•    Máng uống chuông: 50 - 60 con/ máng
•    Núm uống: 6 – 8 con/ núm

3. Kiểm tra các dụng cụ chăn nuôi trong trại:
•    Kiểm tra khay ăn, máng ăn
•    Kiểm tra máng uống
•    Kiểm tra dụng cụ sưởi nhiệt
•    Kiểm tra chất độn chuồng, vách ngăn, bạt
•    Kiểm tra thuốc
•    Kiểm tra đồ bảo hộ : quần áo, ủng…

Lời kết:
Trong những năm gần đây, ở nước ta tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến hết sức phức tạp, gây tổn thất rất lớn cho ngành chăn nuôi... Vì vậy vệ sinh chuồng trại sau mỗi đợt nuôi là rất quan trọng và bức thiết vì giúp khống chế dịch bệnh, tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi, làm cho chăn nuôi phát triển bền vững. Hoạt động vệ sinh, sát trùng cần phải bao gồm tất cả các khu vực trong, ngoài chuồng nuôi kể cả khu vực bảo quản thức ăn và tất cả các dụng cụ chăn nuôi. 
 

Tìm kiếm câu hỏi

Đặt câu hỏi

với chuyên gia

gửi ngay

Chuyên gia tư vấn

Tìm kiếm câu hỏi

Đặt câu hỏi

với chuyên gia

gửi ngay

CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM

GREENFEED VIỆT NAM

Xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Sđt: (+84) 272 363 2881

Fax: (+84) 272 363 3374

Email: info@greenfeed.com.vn

HOTLINE:(+84) 272 363 2881

Liên hệ tư vấn

GREENFEED VIỆT NAM

* Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin của bạn với bất cứ bên thứ ba.