CÁCH KIỂM SOÁT TỶ LỆ CHẾT CỦA GÀ THỊT GIAI ĐOẠN XUẤT CHUỒNG

Ngày 2024-07-23

Mặc dù hầu hết gà chết xảy ra nhiều trong tuần đầu tiên trong vòng đời gà thịt, tỷ lệ chết sẽ tăng dần cho đến cuối kỳ nuôi. Đặc biệt, gà chết ở giai đoạn cuối được coi là thiệt hại lớn khi người chăn nuôi bị mất đi giá trị bản thân con gà và cả chi phí cho thức ăn cùng những chi phí đầu tư để nuôi gà. Bài viết này sẽ hướng dẫn nhà nuôi cách kiểm soát tỷ lệ gà chết ở giai đoạn sắp xuất chuồng xuống mức thấp nhất để bảo vệ thành quả chăn nuôi và tối ưu hóa lợi nhuận.

1)    Giá trị thương phẩm của gà thịt?


Thịt gà chứa nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP và muối khoáng canxi, photpho, sắt nên có tác dụng bồi bổ chất dinh dưỡng, hỗ trợ cơ thể chống ung thư hiệu quả. Thịt gà chứa hàm lượng cao beta-caroten, lycopene, retinol, alpha, đều là dẫn xuất của vitamin A, có tác dụng cải thiện thị lực. Nhờ những giá trị dinh dưỡng mà thịt gà mang lại cho sức khỏe con người, giá trị thương phẩm của gà thịt cũng được nâng cao và mang lại nguồn lợi kinh tế cho nhiều hộ chăn nuôi. 
Để đạt được lợi nhuận trọn vẹn sau một kỳ xuất chuồng đòi hỏi nhà nuôi phải hạn chế tỷ lệ chết ở mỗi giai đoạn xuống mức thấp nhất. Đặc biệt tỷ lệ gà chết ở giai đoạn sắp xuất chuồng được coi là thiệt hại lớn khi người chăn nuôi bị mất đi giá trị bản thân con gà và cả chi phí cho thức ăn cùng những chi phí đầu tư để nuôi gà.
Bài viết này sẽ hướng dẫn nhà nuôi cách kiểm soát tỷ lệ gà chết ở giai đoạn sắp xuất chuồng xuống mức thấp nhất để bảo vệ thành quả chăn nuôi và tối ưu hóa lợi nhuận.


2)    Cách kiểm soát tỷ lệ chết của gà thịt giai đoạn xuất chuồng


Các lưu ý giúp hạn chế tỷ lệ chết của gà giai đoạn xuất chuồng:
•    Giám sát và kiểm soát stress nhiệt
•    Điều chỉnh mật độ phân bổ chăn nuôi
•    Điều chỉnh độ ẩm
•    Điều chỉnh tốc độ gió
•    Kiểm soát vấn đề gà gặp khó khăn trong di chuyển và vận động
•    Giảm tối thiểu stress hằng ngày
•    Kiểm soát tình trạng bệnh
Gà thịt cần được kiểm tra hằng ngày cho các dấu hiệu bệnh và gà chết, đàn gà phải được làm quen với sự hiện diện của con người để chúng không dễ bị xao động sợ hãi. Giám sát và kiểm soát cẩn thận để bảo đảm được thất thoát ở mức tối thiểu.


Giám sát và kiểm soát stress nhiệt
•    Khi gà trưởng thành hơn thì chúng cần nhiệt độ môi trường giảm. Nhiệt độ thích hợp từ 22-28 độ C
•    Trước 5 đến 6 tuần tuổi, gà thịt thoải mái với nhiệt độ môi trường hạ từ nhiệt độ úm ban đầu 34 độ C xuống khoảng 22 độ C. Khi chúng trưởng thành hơn thì nhiệt độ môi trường > 28 độ C có khả năng gây stress nhiệt cho chúng.
•    Stress nhiệt chủ yếu ảnh hưởng gà lúc 4 tuần tuổi hoặc lớn hơn. Khi chúng trưởng thành hơn thì ảnh hưởng của stress nhiệt cũng tăng theo, mức nhiệt độ mà stress nhiệt có thể xảy ra sẽ giảm xuống.
•    Ngoài gây tăng tỷ lệ chết, stress nhiệt còn tác động tiêu cực lên mức tăng trọng mỗi ngày, lượng tiêu thụ cám ăn, tỷ lệ chuyển hoá thức ăn và chất lượng thịt gà. Dù cho chỉ có một ngày bị stress nhiệt thì vẫn có thể tăng tỷ lệ chết.
Điều chỉnh mật độ phân bổ chăn nuôi: 
•    Gà giai đoạn này nên nuôi nhốt với mật độ 7-8 con/m² chuồng hở (10 con/m2 chuồng kín) và nuôi thả với mật độ 1-3m²/con
•    Mật độ phân bổ ăn và uống:

Máng ăn Số lượng con/máng Máng uống Số lượng con/máng
Máng tự động 8-10 Máng tự động 40-50
Máng chuông 60-80 Máng treo P50 25-30
Máng Galloon 8 lít 35-40 Máng dài 5-6cm/con
Máng dài 2-3cm/con    

Điều chỉnh độ ẩm: Duy trì độ ẩm thích hợp 50-70% 
Điều chỉnh tốc độ gió: 1.75-2.5m/s
Kiểm soát vấn đề gà gặp khó khăn trong di chuyển và vận động:
•    Gà thường gặp khó khăn trong khi chúng di chuyển, vận động và nguy cơ này tăng theo sự tăng trưởng của trọng lượng cơ thể chúng, điều này có thể dẫn đến tăng tỷ lệ tỷ vong. Để kiểm soát vấn đề chân yếu, di chuyển kém cần xem xét đánh giá chất lượng sàn chuồng và điều chỉnh nếu cần.
•    Vật liệu nền không được để ướt.
Giảm tối thiểu stress hằng ngày:
•    Bảo đảm vật nuôi có đủ không gian trong chuồng với không gian thích hợp quanh máng ăn và máng uống.
•    Làm quen cho vật nuôi với sự hiện diện của con người và tiếng động để vật nuôi giảm sợ hãi và xao động.
•    Kiểm tra hệ thống thức ăn, nước, thông gió mỗi ngày để bảo đảm tất cả đều vận hành tốt.
•    Cân nhắc cung cấp thêm các chất dinh dưỡng bổ sung vào chường trình thức ăn, để tăng cường hệ miễn dịch và khả năng kháng stress.
•    Xem xét bổ sung chế độ ăn uống để tăng cường hệ thống miễn dịch và khả năng xử lý căng thẳng của gà thịt.
•    Stress có thể khiến gà nuôi dễ bị rối loạn nhịp tim, bệnh phù, cùng một số vấn đề khác.
Kiểm soát tình trạng bệnh: Sự đa nhiễm từ nhiều nguồn gây bệnh có ảnh hưởng cộng dồn lên vật nuôi và dẫn đến tử vong. Nên tránh bất cứ thứ gì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ vật nuôi. Để giảm thiểu tỷ lệ chết do bệnh, nên làm theo các biện pháp phòng ngừa sau:
•    Thả gà vào nhà gà trong cùng một thời điểm với những con cùng lứa tuổi và bắt nguồn từ chung một đàn.
•    Giữ thiết bị cho ăn và uống sạch, không bị nấm mốc hay rêu tảo.
•    Thực hiện các quy trình an toàn sinh học để bảo vệ đàn không tiếp xúc với đàn khác.
•    Kiểm tra mỗi ngày để tìm dấu hiệu bệnh và gà chết. Ngoài ra, đứng hoặc ngồi và giữ im lặng trong chuồng để đàn gà ổn định trở lại và kiểm tra âm thanh hô hấp bất thường nếu có từ đàn gà.
•    Nhanh chóng báo cáo khi tỷ lệ chết tăng và đem gà chết hoặc gà loại đi chẩn đoán bệnh.

Lời kết:
Nuôi gà thịt thương phẩm đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà nuôi tuy nhiên để không phải chịu những thất thoát không đáng có thì nên thực hiện thường xuyên các lưu ý trên sẽ giúp kiểm soát tốt tỷ lệ chết của gà ở giai đoạn then chốt, bảo vệ thành quả chăn nuôi và tối ưu hóa lợi nhuận. 
 

Tìm kiếm câu hỏi

Đặt câu hỏi

với chuyên gia

gửi ngay

Chuyên gia tư vấn

Tìm kiếm câu hỏi

Đặt câu hỏi

với chuyên gia

gửi ngay

CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM

GREENFEED VIỆT NAM

Xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Sđt: (+84) 272 363 2881

Fax: (+84) 272 363 3374

Email: info@greenfeed.com.vn

HOTLINE:(+84) 272 363 2881

Liên hệ tư vấn

GREENFEED VIỆT NAM

* Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin của bạn với bất cứ bên thứ ba.