Trong chăn nuôi heo nái sinh sản, việc ghép đàn heo con rất quản trọng. Vậy,Tại sao cần ghép đàn heo? Ghép đàn không chỉ có ý nghĩa về kinh tế cho chủ trang trại mà việc ghép đàn là công việc để quản lý đàn heo, chăm sóc đàn heo đồng đều, khỏe mạnh, giúp những cá thể heo con sơ sinh không bị còi cọc, hoặc quản lý trên những không tiết đủ sưa nuôi con hoặc có thể trạng không tốt.
1. Lợi ích ghép đàn heo và những lưu ý quan trọng
Trong chăn nuôi heo nái sinh sản, việc ghép đàn heo con rất quản trọng. Vậy,Tại sao cần ghép đàn heo. Ghép đàn không chỉ có ý nghĩa về kinh tế cho chủ trang trại mà việc ghép đàn là công việc để quản lý đàn heo, chăm sóc đàn heo đồng đều, khỏe mạnh, giúp những cá thể heo con sơ sinh không bị còi cọc, hoặc quản lý trên những không tiết đủ sưa nuôi con hoặc có thể trạng không tốt.
Với các tiến bộ di truyền về giống hiện tại, nái cao sản có năng suất sinh sản cao, tỷ lệ nái để con với số lượng nhiều ngày càng phổ biến, cần các điều kiện chăm sóc tối ưu.
Đối với heo con, Để cai sữa cho heo con hiện nay cần dựa vào nhiều yếu tố để quyết định như Ngày tuổi, trọng lượng và lượng ăn vào của heo con. Đặc biệt là trọng lượng heo con khi cai sữa có sức ảnh hưởng rất lớn tới khả năng phát triển sau này của heo. Chính vì vậy, khi heo cai sữa phải đạt được trọng lượng nhất định. Ví dụ, nếu heo 20 ngày tuổi chưa đạt 5kg thì cần phải ghép đàn để heo con được tiếp tục bú sữa.
(Heo con trong giai đoạn bú mẹ)
Khi ghép đàn cần chú ý những vấn đề sau:
• Không ghép những heo con có biểu hiện bị nhiễm bệnh. Nếu ghép nhừng heo con này vào đàn thì trạng thái của heo con còn xấu hơn và gây ảnh hưởng tới nhóm heo con của nái nhận ghép đàn.
• Việc ghép đàn nên thực hiện trong vòng 4 ngày đầu sau khi sinh. Trong trường hợp đặc biệt thì cũng chỉ nên thực hiện trong vòng 7 ngày đầu sau khi sinh.
• Nên để heo con nhỏ ở lại và chuyển heo con lớn ghép đàn.
• Không nên ghép đàn ở những nái đẻ dưới 5 con vì những nái này thường xuyên bị thiếu sữa.
• Trước khi ghép đàn, phải đảm bao cho heo con được bú sữa đầu đầy đủ rồi sau đó mới tiến hành ghép đàn.
2. Phương pháp ghép đàn phù hợp:
Trường hợp nái bị sự cố hay bị MMA không thể cho heo con bú, cần chia heo con ra ghép với nái ở đàn khác. Đối với những heo con nhỏ nhất, cố gắng cung cấp đầy đủ sữa đầu cho chúng từ nái khác.
Một trong các phương pháp ghép đàn đó là chuyển toàn bộ heo con của nái đẻ trước một tuần sau sinh qua đàn nái gần cai sữa. Heo con của nái nhận ghép đàn được cho cai sữa sớm. Lúc này trại sẽ có thêm một nái để ghép đàn.
• Ghép đàn để cân bằng số heo con nuôi: phương pháp này được áp dụng cho những nái đẻ cùng thời điểm, nuôi số con bằng nhau.
• Ghép đàn với nái đẻ sau: trong trường hợp nái cần phải cai sữa, nhưng heo con chưa đạt tiêu chuẩn, cần phải ghép những heo con này với đàn khác cho bú tiếp. Tuy nhiên, không nên ghép heo con bị bệnh.
Khi ghép đàn nên chia đàn heo làm hai nhóm, ví dụ nhóm nặng cân gồm 4 con và nhóm nhẹ cân gồm 6 con. Cách ly nhóm nặng cân với mẹ khoảng 80~120 phút, trong thời gian này cho nhóm heo nhẹ cân bú, sau đó mới cho nhóm heo nặng cân bú.
Cai sữa theo từng giai đoạn: heo con trong cùng một đàn thì nên cai sữa những heo nặng cân trước và heo nhẹ cân sau. Phương pháp này thường áp dụng cho trại cai sữa tuần hai lần, tuy nhiên phương pháp này có thể làm hỏng chu kỳ đẻ của nái.
Nếu heo con có trọng lượng dưới 5kg thì không nên cai sữa mà tiếp tục nuôi tiếp cho đến khi đạt trọng lượng 5kg.
Trích Tư liệu Sưu tầm: Theo Pig & Pork