Bệnh xảy ra trênngan - vịt ở mọi lứa tuổi, thường không gây chết nhưng kéo dài rất lâu nếu không điều trị dứt điểm.
1. Nguyên nhân gây bệnh
• Do Mycoplasma gây bệnh và Staphylococcus, Streptococcus kế phát
• Do mật độ nuôi nhốt dày đặc, nồng độ khí NH3 cao trong chuồng, chuồng trại kém thông thoáng, nền chuồng ẩm ướt, kém vệ sinh…
2. Đặc điểm dịch tễ
• Bệnh thường xảy ra ở vịt con từ 4 – 20 ngày tuổi
• Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở đường hô hấp làm vịt con ăn uống khó khăn, còi cọc dần và kế phát các bệnh khác như Ecoli, Bại huyết, dịch tả …
• Chuồng trại ẩm ướt, thời tiết thay đổi và điều kiện nuôi dưỡng kém (chuồng trại bí, mùi…) là điều kiện cho mầm bệnh phát triển và gây bệnh
3. Triệu chứng
• Đầu tiên trong đàn xuất hiện vịt kêu khẹt khẹt, về sau số lượng tăng dần theo thời gian bệnh
• Hai bên mũi chảy dịch nhờn nước trong, sau trắng đục
• Hai bên mũi nổi cục mềm, tròn
• Vịt nhiều con mắt viêm đỏ, nhèm mắt, có thể bị mù
4. Bệnh tích
• Niêm mạc mũi, hốc mũi xung huyết đỏ, chứa dịch viêm
• Phổi viêm, thủy thủng
• Màng túi khí tăng sinh dày và đục lên
• Màng bao tim viêm tích nước hoặc viêm dính vào cơ tim
Viêm màng bao tim có fibrin
5. Chẩn đoán
Dựa vào dịch tễ của bệnh kết hợp triệu chứng lâm sàng và bệnh tích mổ khám đặc trưng để chẩn đoán bệnh
6. Phòng và điều trị bệnh
• Phòng bệnh:
- Vệ sinh, khử trùng chuồng trại triệt để sau mỗi lứa nuôi, thực hiện cách li tối thiểu 14 ngày giữa 2 lứa
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô thoáng, chăm sóc nuôi dưỡng đàn vịt – ngan tốt
- Định kỳ khử trùng chuồng trại bằng Donacid hoặc Dovidine 1 -2 lần/tuần
• Điều trị bệnh:
- Điều chỉnh điều kiện vệ sinh, độ thông thoáng trong chuồng nuôi
- Phun khử trùng chuồng trại bằng Donacid hoặc Dovidine
- Điều trị bằng kháng sinh cho đàn vịt – ngan:
- Tổng đàn: cho trộn 1 trong các dòng kháng sinh sau Doxy – 500 (liều 1g/20kg P), DONA PUTIL 250 (liều 1ml/15kg P) hoặc Pharmatil – 200 (liều 375g/1000l nước). Sử dụng trong 3 – 5 ngày.
- Những con nặng: bắt riêng cho tiêm bằng GENTATYLO liều 1ml/7,5kg P