BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÊN VỊT – NGAN

Ngày 2024-04-26

1. Nguyên nhân bệnh

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Pasteurella multocida họ Pasteurellaceae gây ra

2.   Dịch tễ bệnh

  • Bệnh mang tính chất địa phương và xảy ra trên khắp thế giới
  • Bệnh phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam
  • Bệnh xảy ra ở vịt, ngan ở mọi lứa tuổi, lúc bị stress hoặc giao mùa bệnh diễn biến nhanh và gây tỷ lệ tử vong cao
  • Bệnh xảy ra do các nguyên nhân:
    • Vật nung bệnh truyền cho con khác
    • Chất thải của gia cầm bệnh, nước rửa khi mổ thịt gia cầm chết dịch
    • Bệnh xảy ra tự phát: gia cầm khỏe mang sẵn mầm bệnh, khi sức đề kháng giảm, mầm bệnh có thể thể tăng độc lực và gây bệnh
  • Điều kiện chăn nuôi, vệ sinh kém, kiểm soát công tác nhập đàn không tốt … cũng là yếu tố làm lây lan mầm bệnh

3.   Triệu chứng bệnh

Phụ thuộc vào độc lực của mầm bệnh:

  • Thể quá cấp tính: gây chết nhanh, không quan sát được triệu chứng.
    • Đàn vịt đang khỏe mạnh đột nhiên ủ rũ, sốt cao, chết sau 1 – 2h. Tỷ lệ chết có thể tới 50%
    • Vịt đẻ thường vỡ trứng và chết

  • Thể cấp tính:
    • Vịt ủ rũ, xiêu vẹo, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp hoặc bị liệt chân; mũi, miệng chảy ra nước nhầy, sủi bọt lẫn máu màu đỏ sẫm
    • Vịt ỉa chảy, phân loãng có màu đen xám, xanh hoặc vàng,
    • Vịt sốt 43 – 44⁰C, khát, nằm bẹp
    • Mặt tụ máu (không có triệu chứng thần kinh)
    • Vịt thường chết sau 2 – 5 ngày, tỷ lệ chết thường cao về đêm.
    • Trên vịt đẻ làm trứng non méo mó, vỡ
  • Thể mãn tính: Vịt, ngan có biểu hiện gầy còm, da bọc xương do bệnh tác động nhiều vào các cơ quan phủ tạng. Khớp đùi, đầu gối, cổ chân bị viêm mãn tính, đôi khi thấy viêm màng não và có triệu chứng thần kinh.

4.   Bệnh tích

  • Cấp tính: xuất hiện tụ máu và xuất huyết ở các tổ chức liên kết dưới da, các xoang và cơ quan trong cơ thể; phổi tụ máu.

      
  • Trường hợp mãn tính:

Màng tim, màng gan, túi khí viêm nặng và dai chắc, khó cắt

Lớp bã đậu trắng bao phủ toàn bộ mặt trước của phổi, xoang mắt cũng xuất hiện chất bã đậu trằng

Buồng trứng, ống dẫn trứng vị viêm, sưng to, màu vàng nhạt, chứa đầy nước

5.   Chẩn đoán

  • Chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích mổ khám đặc trưng của bệnh THT
  • Chẩn đoán phân biệt với các bệnh Cúm gia cầm, thương hàn…

6.   Phòng bệnh

  • Nuôi vịt, ngan với mật độ thích hợp
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông
  • Thực hiện kiểm soát công tác nhập đàn, đảm bảo chuồng trại cách li tối thiểu 2 tuần giữa 2 lứa liên tiếp
  • Phun sát trùng DONACID hoặc DOCIDINE định kỳ 1 – 2 lần/tuần chuồng trại và khu vực xung quanh

  • Tăng cường sức đề kháng, chống stress khi thay đổi thời tiết, chuyển chuồng cho đàn gia cầm bằng các sản phẩm: VP1000, HEPAMITOL, GREENBIOLAC, VITA C 15% …   

        
  • Khi thời tiết thay đổi cần phòng kháng sinh cho tổng đàn bằng AMOX – COLIS hoặc DONA ENRO 20

7.   Điều trị

  • Tổng đàn cho sử dụng AMOXY - 500 hoặc DONA ENRO 200 hoặc FLODOXY trộn cám hoặc hòa nước uống theo liều điều trị

  • Dùng ELECTROLYTE, PARA – C, HEPAMITOL, VP1000 bổ trợ cho đàn nhanh hồi phục

  • Tách lọc vịt, ngan yếu ra ô cách ly và cho tiêm CEFTIFEN

Tìm kiếm câu hỏi

Đặt câu hỏi

với chuyên gia

gửi ngay

Chuyên gia tư vấn

Tìm kiếm câu hỏi

Đặt câu hỏi

với chuyên gia

gửi ngay

CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM

GREENFEED VIỆT NAM

Xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Sđt: (+84) 272 363 2881

Fax: (+84) 272 363 3374

Email: info@greenfeed.com.vn

HOTLINE:(+84) 272 363 2881

Liên hệ tư vấn

GREENFEED VIỆT NAM

* Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin của bạn với bất cứ bên thứ ba.