BỆNH NẤM PHỔI, NẤM DIỀU, NẤM ĐƯỜNG TIÊU HOÁ TRÊN GIA CẦM VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH

Ngày 2024-07-25

Nấm diều, nấm phổi là căn bệnh không hiếm gặp trong chăn nuôi gia cầm, tuy nhiên đôi khi hay bị nhầm lẫn với các căn bệnh hô hấp, tiêu hoá khác dẫn đến dùng kháng sinh điều trị không hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây bệnh nấm trên gia cầm

Nấm phổi, nấm diều, nấm đường tiêu hoá do hai loại nấm khác nhau gây ra và mỗi loại đều có những đặc tính, cơ chế lây bệnh và đường truyền lây khác nhau.
•    Bệnh nấm phổi chủ yếu do nấm Aspergillus Fumigatus gây ra.
•    Bệnh nấm diều, nấm đường tiêu hóa do nấm men Canida albicans gây ra
Tất cả các loại gia cầm và các loài chim đều có thể nhiễm bệnh, trong đó gà, vịt, ngan, ngỗng là mẫn cảm nhất.


2. Dịch tễ

A.    Nấm phổi
•    Bệnh truyền qua đường thở, không lây từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe.
•    Gia cầm có thể nhiễm bào tử nấm trong môi trường chăn nuôi, không khí, máy ấp nở, chất độn chuồng.
•    Gia cầm nuôi nhốt theo phương pháp chăn nuôi tập trung thì bệnh thường nặng hơn chăn nuôi chăn thả.
B.    Nấm diều, nấm đường tiêu hóa
•    Bệnh lây qua đường tiêu hóa từ thức ăn, nước uống bị nhiễm nấm, thường gặp nhiều và nặng ở chăn nuôi chăn thả.

3. Triệu chứng bệnh

A.    Nấm phổi
•    Thời gian nung bệnh từ 3-7 ngày, bệnh thường gặp ở 2 thể:
•    Thể cấp tính: Gia cầm ủ rũ, kém ăn, khó thở, há miệng để thở, ngáp, đớp khí. Thường thấy ở gia cầm từ 1-3 tuần tuổi, tỷ lệ chết cao có thể lên đến 50%-80% khi mắc thêm những bệnh khác như Ecoli. Những con bị nặng có thê chết trong 24h.
•    Thể mãn tính: Thường gặp ở gia cầm lớn, tỉ lệ mắc bệnh và chết thấp, gia cầm mào, tích, mặt mũi nhợt nhạt cần chẩn đoán phân biệt rõ với các bệnh khác.

B.    Nấm diều, nấm đường tiêu hóa
•    Gia cầm có hơi thở hôi, tiêu chảy phân sống, nôn thức ăn có mùi chua. Xù lông, chậm lớn, trong miệng có mảng bám màu trắng.


4. Bệnh tích

A.    Nấm phổi
•    Bệnh tích chủ yếu tập trung trên phổi với các u nấm màu trắng, vàng nhạt, nổi lên trên bề mặt phổi, hạt nấm có thể như hạt gạo, rắn. 
•    Bệnh nặng u nấm bịt kín các phế nang trong phổi, làm phổi đặc, khi thả xuống nước phổi chìm hoặc lơ lửng.

(Có nhiều u nấm, hạt nấm trên phổi)

B.    Nấm diều, nấm đường tiêu hóa
•    Bệnh tích thường rõ nhất ở đường tiêu hóa như miệng, diều, túi khí trong xoang bụng.

5. Chẩn đoán

Phân biệt chẩn đoán với các bệnh như CRD, E-coli, ILT, IB dựa vào bệnh tích đặc trưng.
 

6. Phòng và điều trị bệnh

•    Phòng bệnh bằng cách thường xuyên vệ sinh, định kì sát khuẩn, khử trùng môi trường ấp nở, chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi đặc biệt vào các mùa mưa, nồm ẩm không để nấm phát triển bằng dung dịch sát trùng: DOVIDINE 10% (3ml/1l nước) hoặc DONACIDE thành phần: Benzalkonium chloride 10% - Glutaraldehyde 15% (2-5ml/1l nước).

•    Điều trị: Tìm nguyên nhân và cắt đứt nguồn bệnh, vệ sinh, khử trùng. Loại bỏ những con có biểu hiện bệnh nặng, tách riêng những con có triệu chứng và khả năng phục hồi cao để chăm sóc.
Dùng 1 trong các thuốc kháng sinh sau để phòng và điều trị cho tổng đàn: Nystatin, Fluconazol, Đồng sulfat theo liều khuyến cáo trên bao bì hòa nước cho uống từ 3-5 ngày.
Bổ sung bổ trợ nâng cao sức đề kháng bằng: C-K-Glucose, Electrolyt, Hepamitol.
 

 


7. An toàn sinh học

•    Định kì vệ sinh, ngâm rửa dụng cụ bằng dung dịch DOVIDINE, DONACIDE để dụng cụ nơi khô ráo, tránh nơi ẩm thấp.
•    Phun sát trùng định kì trong và ngoài chuồng trại 2-3 lần/tuần bằng dung dịch DONACIDE hoặc DOVIDINE liều 2-5ml/1l nước cho 200m2.
•    Khử trùng người, xe cộ trước khi vào trại, vệ sinh chuồng sạch sẽ sau khi xuất bán.
 

Tìm kiếm câu hỏi

Đặt câu hỏi

với chuyên gia

gửi ngay

Chuyên gia tư vấn

Tìm kiếm câu hỏi

Đặt câu hỏi

với chuyên gia

gửi ngay

CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM

GREENFEED VIỆT NAM

Xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Sđt: (+84) 272 363 2881

Fax: (+84) 272 363 3374

Email: info@greenfeed.com.vn

HOTLINE:(+84) 272 363 2881

Liên hệ tư vấn

GREENFEED VIỆT NAM

* Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin của bạn với bất cứ bên thứ ba.