Hỏi đáp cùng chuyên gia

* Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin của bạn với bất cứ bên thứ ba.

Chuyên gia tư vấn

Tìm theo câu hỏi

Lê thị Bích Hòa
Con giống
chi tiết

Chuyên gia ơi, tôi thắc mắc về vấn đề tại sao phải tập cho lợn con ăn sớm? Thời điểm nào là phù hợp nhất?

Cảm ơn bạn Lê Thị Bích hòa đã đặt câu hỏi, về vấn đề này tôi sẽ giải đáp cho bạn như sau:
1. Trong thời gian bú sữa, sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất cho lợn con. Tuy nhiên,
lợn con cần phải được tập ăn sớm, nhằm:
- Đảm bảo cho lợn con sinh trưởng bình thường, không bị thiếu hụt dinh dưỡng khi sản lượng sữa lợn mẹ giảm sau 3 tuần tiết sữa hoặc cai sữa.
- Kích thích bộ máy tiêu hóa của lợn con sớm hoàn thiện về chức năng, phát triển nhanh hơn về kích thước và khối lượng.
- Giúp lợn con thích nghi nhanh với thức ăn ngoài sữa mẹ (phản xạ tìm thức ăn, hệ tiêu hóa thích nghi…) để hạn chế tiêu chảy, chậm lớn sau cai sữa.
- Tạo tiền đề cai sữa sớm cho lợn con, tăng hệ số quay vòng lứa đẻ/nái/năm.
- Tránh gây sứt sát bầu vú lợn mẹ, hạn chế bệnh viêm vú.
- Giảm tỷ lệ hao mòn của lợn mẹ, lợn mẹ sớm động dục trở lại sau cai sữa.

2.Thời điểm tập ăn sớm phù hợp:Việc xác định thời điểm tập ăn sớm cho lợn con sẽ quyết định khả năng sinh trưởng, khối lượng cai sữa lợn con...
- Nếu tập quá sớm: lợn con không ăn, hiệu quả tập ăn thấp, tăng chi phí lao động
- Nếu tập quá muộn: lượng thức ăn lợn con thu nhận ít, ảnh hưởng đến sinh
trưởng
- Thời điểm tập ăn sớm: Căn cứ vào sản lượng sữa của lợn mẹ và nhu cầu sữa
của lợn con để quyết định thời điểm tập ăn.

Nên tiến hành trước 10 ngày tuổi, thời điểm phù hợp từ 4-5 ngày tuổi.
 

Phạm Bình Minh
Thiết bị, công nghệ chuồng trại
chi tiết

Nhờ chuyên giai giải đáp giúp tôi vấn đề về nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với lợn con theo mẹ và cách nhận biết?

Cảm ơn bạn Trần Thị Mười đã đặt câu hỏi, về vấn đề này tôi sẽ giải đáp cho bạn như sau:

1. Vệ sinh ô chuồng nuôi lợn nái đẻ và nuôi con rất quan trọng trong bảo vệ sức khỏe cho lợn mẹ và lợn con.
2. Sau khi chuyển lợn mẹ và lợn con đi, tiến hành rửa sạch chuồng, khử trùng và để trống chuồng tối thiểu 7 ngày.

Các bước tiến hành:
+ Thu gom chất thải, dụng cụ, máng ăn cho lợn con và xịt rửa bề mặt chuồng bằng vòi áp lực cao.
+ Tháo dỡ những phần có thể tháo rời (tấm sàn, vách ngăn, ô úm ...) đưa ra ngoài.
+ Ngâm tấm sàn, vách ngăn, ô úm và một số dụng cụ vào dung dịch nước vôi tỷ lệ 1/10 (1 kg vôi sống với 10 lít nước), hoặc dung dịch NaOH 0,8%....,
ngâm ít nhất 24 giờ.
+ Dùng vòi xịt áp lực cao phun sạch và cọ rửa bằng xà phòng toàn bộ tấm đan bê tông, máng ăn, núm uống, khung chuồng, gầm chuồng....
+ Rửa sạch tấm sàn, vách ngăn, ô úm… sau đó để khô.
+ Lắp các bộ phận, dụng cụ đã tháo rời trở lại ô chuồng.
+ Phun sát trùng toàn bộ ô chuồng.

3. Trước khi đưa lợn nái lên chuồng đẻ và nuôi con, cần phun thuốc khử trùng ô
chuồng.

Trần Thị Mười
Thiết bị, công nghệ chuồng trại
chi tiết

Chuyên gia cho tôi hỏi cách chuẩn bị ô chuồng nuôi lợn nái đẻ và nuôi con như thế nào?

Cảm ơn bạn Trần Thị Mười đã đặt câu hỏi, về vấn đề này tôi sẽ giải đáp cho bạn như sau:

1. Vệ sinh ô chuồng nuôi lợn nái đẻ và nuôi con rất quan trọng trong bảo vệ sức khỏe cho lợn mẹ và lợn con.
2. Sau khi chuyển lợn mẹ và lợn con đi, tiến hành rửa sạch chuồng, khử trùng và để trống chuồng tối thiểu 7 ngày.

Các bước tiến hành:
+ Thu gom chất thải, dụng cụ, máng ăn cho lợn con và xịt rửa bề mặt chuồng bằng vòi áp lực cao.
+ Tháo dỡ những phần có thể tháo rời (tấm sàn, vách ngăn, ô úm ...) đưa ra ngoài.
+ Ngâm tấm sàn, vách ngăn, ô úm và một số dụng cụ vào dung dịch nước vôi tỷ lệ 1/10 (1 kg vôi sống với 10 lít nước), hoặc dung dịch NaOH 0,8%....,
ngâm ít nhất 24 giờ.
+ Dùng vòi xịt áp lực cao phun sạch và cọ rửa bằng xà phòng toàn bộ tấm đan bê tông, máng ăn, núm uống, khung chuồng, gầm chuồng....
+ Rửa sạch tấm sàn, vách ngăn, ô úm… sau đó để khô.
+ Lắp các bộ phận, dụng cụ đã tháo rời trở lại ô chuồng.
+ Phun sát trùng toàn bộ ô chuồng.

3. Trước khi đưa lợn nái lên chuồng đẻ và nuôi con, cần phun thuốc khử trùng ô
chuồng.

Lê Bá
Thiết bị, công nghệ chuồng trại
chi tiết

Chuyên gia cho hỏi cần lưu ý những yêu cầu nào về số lượng và thiết kế chuồng nuôi lợn nái nuôi con?

Cảm ơn bạn Lê Bá đã đặt câu hỏi, về vấn đề này tôi sẽ giải đáp cho bạn như sau:

1. Số ô chuồng nuôi lợn nái đẻ và nuôi con trong một cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản được tính dựa trên:
- Thời gian sử dụng chuồng (gồm thời gian lợn nái thích nghi với chuồng đẻ; thời gian nuôi con và thời gian để trống chuồng sau cai sữa).
- Tỷ lệ đẻ/tuần.
Ví dụ: Thời gian sử dụng chuồng là 6 tuần, tỷ lệ đẻ/tuần là 4,73% (nếu cai sữa 28 ngày).
Số ô chuồng nuôi nái nuôi con: 6 x 4,73 = 28,38% tổng đàn (làm tròn 28%).
Nếu cơ sở có quy mô 200 nái sinh sản cần 56 ô chuồng nuôi nái nuôi con.

2. Chuồng nuôi lợn nái nuôi con nên được xây dựng theo hệ thống chuồng kín, điều khiển được các thông số như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, hàm lượng khí thải, độ thông thoáng...

3. Cũi nuôi lợn nái đẻ và nuôi con được lắp đặt cao hơn mặt đất, có khoang riêng cho nái nhằm hạn chế hiện tượng lợn mẹ đè chết lợn con.

4. Diện tích cần cho 01 lợn nái nuôi con: 3,96 – 4,32 m2/con.

5. Kích thước ô cũi dành cho lợn nái nuôi con: 1,8 m x (2,2 – 2,4) m (rộng x dài). Trong đó, phần cũi dành cho lợn mẹ có chiều rộng 0,6 m đặt ở giữa; hai khoang hai bên dành cho lợn con, nếu có ô úm chiều rộng một khoang là 0,4m; khoang còn lại là 0,8 m.

6. Phần cũi dành cho lợn mẹ có thể để ở giữa hay lệch sang một bên tùy thuộc thiết bị sử dụng. Nếu có ô úm lợn con, cũi lợn mẹ phải thiết kế lệch sang một bên. Nếu dùng tấm sưởi, không nhất thiết phải lệch sang một bên.

7. Cũi dành cho lợn mẹ phải có thanh chắn hậu để khi lợn nái nằm không gây trà sát hoặc rách âm hộ.

8. Có thể sử dụng vách ngăn cứng giữa các ô, vừa có tác dụng giữ nhiệt, vừa có tác dụng phòng lây lan của dịch bệnh.

9. Mỗi ô nái đẻ có 01 máng ăn và 01 vòi uống cho lợn mẹ (độ cao cách sàn 80-90 cm) và 01 vòi uống cho lợn con (cao cách sàn 10 cm).

10. Ô úm lợn con có kích thước: 0,45 x 0,9 x 0,5 m (rộng x dài x cao), đặt bên cạnh cũi lợn mẹ, về phía sau. Có thể làm bằng gỗ, tôn hoặc sắt. Trong đó có một bóng đèn hồng ngoại công suất từ 60 – 100 – 175W tùy theo thời tiết.

Trần Thị Dần
Con giống
chi tiết

Chuyên gia cho hỏi cần lưu ý gì khi nuôi cách ly và nuôi thích nghi lợn nái hậu bị nhập về trang trại? Cảm ơn chuyên gia

Cảm ơn bạn Trần Thị Dần đã đặt câu hỏi, về vấn đề này tôi sẽ giải đáp cho bạn như sau: 
1. Giai đoạn nuôi cách ly:
- Lợn cái hậu bị khi nhập về trại phải nuôi cách ly. Mục đích là để ngăn chặn mầm bệnh mới xâm nhập vào trại.
-Thời gian nuôi cách ly tối thiểu 3 tuần.
- Khu chuồng nuôi cách ly phải cách các chuồng nuôi khác tối thiểu 100 m.
- Cử riêng người chăm sóc nuôi dưỡng khu cách ly (người này không được tham gia chăm sóc nuôi dưỡng khu khác của trại).
- Sau khi lợn ổn định về sức khoẻ thì tiến hành tiêm các loại vắc xin cần thiết cho lợn hậu bị.

2. Giai đoạn nuôi thích nghi:
- Mục đích để lợn thích nghi với điều kiện sống tại cơ sở mới, làm quen với hệ vi sinh vật có sẵn trong trại.
- Thời gian nuôi thích nghi tùy từng trang trại.
Cách làm: Cho tiếp xúc với lợn nái đang nuôi của trại.
+ Có thể nuôi ghép với lợn nái chuẩn bị loại thải. Lợn nái này phải khỏe mạnh, không bị bệnh truyền nhiễm hay bệnh sinh sản.
+ Tỷ lệ ghép 1 nái loại và 15 nái hậu bị.
+ Thời gian nuôi chung 7-10 ngày, sau đó loại thải nái. Tiến hành như vậy hai lần đối với một lứa hậu bị.