Cá kèo hay còn gọi là cá bống kèo phân bố tự nhiên tập trung ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhất là tại Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Cá kèo có thể sống trong ao, hồ, kênh-mương nước lợ và được nuôi tại các ao nuôi tôm, ruộng muối… Cá sinh sản tự nhiên tại các bãi bồi ven biển, mùa sinh sản trong các tháng từ 4 đến 9. Các nghiên cứu để tạo điều kiện sinh sản cho cá khi nuôi trong các môi trường nhân tạo đến nay chưa đạt được kết quả.
Cá bống kèo có tập tính tự nhiên sống chui rúc trong bùn và đào hang để trú. Cá di chuyển theo con nước, khi tìm được nơi thích hợp sẽ đào hang để ở lại. Cá thuộc loại ăn tạp, ruột ngắn. Thức ăn chính của cá là nhuyễn thể, tôm nhỏ, giun, sinh vật phù du,… Khi nuôi thương phẩm trong ao đất cá ăn thức ăn công nghiệp.
Công Ty Cổ Phần GREEENFEED Việt Nam xin giới thiệu đến quý bà con “Sổ tay hướng dẫn nuôi, quản lý sức khỏe cá kèo trong ao” với mong muốn thúc đẩy nghề nuôi cá kèo thương phẩm ở nước ta đạt hiệu quả và phát triển bền vững.
1. CHỌN VÀ CHUẨN BỊ AO NUÔI
- Diện tích ao: 1.000 -000 m2, tối ưu nhất là 1.500 m2, độ sâu 1,0 – 1,5 m.
- Cải tạo ao nuôi: Ao sau khi được tháo cạn nước và hút bùn đáy (chừa lại lớp bùn đáy khoảng ≤ 5-10cm), sử dụng DONACIDE FOR FISH với liều 1 lít /2.000 m2 đáy ao (pha loãng với 50 lít nước rồi phun đều khắp đáy, bờ và xung quanh ao để tiêu diệt mầm bệnh còn trú ẩn dưới đáy ao). Sau một ngày dùng vôi bột (CaCO3) rải đều khắp đáy ao với liều 10 – 15 kg/100 m2.
- Phơi đáy ao từ 5-10 ngày rồi lọc nước vào ao thật kỹ bằng túi lọc trước khi thả cá giống.
2. THẢ CÁ GIỐNG
2.1 Nguồn cá giống
Nguồn cá kèo giống hiện nay chủ yếu bắt ở các vùng bãi triều và rừng phòng hộ trải dài từ Sóc Trăng đến giáp tỉnh Cà Mau và tập trung nhất ở ven biển Bạc Liêu. Do sử dụng nguồn giống tự nhiên nên sản lượng cá kèo giống phụ thuộc rất lớn vào người đánh bắt cá giống và mùa vụ, chất lượng giống không ổn định, kích cỡ cá không đều và lẫn nhiều loài cá tạp khác.
2.2 Ương cá giống
Mật độ thả ương trong ao 250 – 300 con/m2, không nên ương quá dày trên 300 con/m2 hoặc quá thưa dưới 100 con/m2. Nếu nuôi vụ nghịch nên ương 150 – 200 con/m2.
Trong tuần đầu tiên khi mới thả ương, cá ăn thức ăn tự nhiên trong ao, lúc này cần bổ sung thêm sản phẩm thức ăn bột mịn GREENFEED mã 6506 liều lượng 1kg/1.000m3/ngày. Ngoài ra, trộn thêm sản phẩm GREEN–HEAL vào thức ăn với liều 10g/kg giúp cá nhanh lành các vết thương trầy xước trong quá trình vận chuyển và tăng khả năng thích nghi với môi trường ao nuôi. Từ tuần thứ 2 trở đi dùng thức ăn GREENFEED mã 6506 trộn men tiêu hóa GREEN-PROBI kết hợp với GREEN–ANTISTRESS theo liều khuyến cáo cho cá ăn. Cho ăn khẩu phần 2 – 3% trọng lượng thân/ngày, mỗi ngày cho cá ăn 3 – 4 lần.
Cần chú ý theo dõi mức nước trong ao và các yếu tố thủy lý hóa như ôxy hoàn tan, nhiệt độ, pH, độ mặn. Khi pH > 9 phải kịp thời thay 30% nước. Ngoài ra, cần định kỳ thay nước ao mỗi tuần/lần, mỗi lần 30 – 50% lượng nước ao.
Sau khi ương cá kèo giống 35 – 40 ngày, cá giống có thể đạt kích cỡ chiều dài 3 – 5 cm, trọng lượng 0,6 – 1,0 g/con (1.000 – 1.500 con/kg) thì chuyển đến ao nuôi thịt. Có thể dùng lưới để kéo, phải kéo lưới từ từ làm nhiều lần để thu cá triệt để. Tỷ lệ sống cá ương nuôi có thể đạt trên 60%.
- Trong 2 tuần đầu từ khi thả giống thì mực nước nên từ 0, 2m và sau đó nâng dần lên 0,4 – 0,5 m cho hết tuần thứ 2.
- Sau đó, cứ 1 tuần nâng lên 0,2m nước.
2.3 Vận chuyển cá giống
Cá kèo giống khi mua về có thể được vận chuyển trong thùng xốp hoặc bao nylon có bơm ôxy. Nếu vận chuyển bằng thùng xốp thì mật độ đóng cá là 1.000 – 1.500 con/lít, còn nếu vận chuyển cá giống bằng bao nylon thì đóng bao với mật độ 4.000 – 5.000 con/lít nước cho cá cỡ 2 – 3 cm, 800 – 1.000 con/lít nước đối với cá cỡ 4 – 5 cm. Nước vận chuyển cá kèo giống nên bổ sung GREEN-ANTISTRESS (1g/lit nước) + GREEN-YUCCA-WHITE (0,5g/lit) để tăng cường chất điện giải và hấp thu khí độc trong quá trình vận chuyển giống.
Việc vận chuyển và thả cá nên thực hiện vào lúc trời mát, Khi cá giống về đến ao, cần ngâm các bao cá trong ao khoảng 10 – 20 phút rồi thả cá. Kiểm tra độ mặn ao ương giống và ao nuôi thịt có tương đồng nhau không để tránh cá bị sốc độ mặn. Tốt nhất nên điều chỉnh độ mặn ở ao ương giống tương đương với độ mặn của ao nuôi.
2.4 Thời điểm thả giống:
Thả cá tốt nhất vào buổi sáng (8 – 11 giờ) hoặc chiều tối, không nên thả vào lúc trời nắng gắt (12 – 16 giờ). Khi chở cá về đến ao ương, cần ngâm bao cá trong ao ương khoảng 10 phút để tránh cá bị “shock nhiệt”. Sau khi thả cá vào ao nuôi nên tạt GREEN-ANTISTRESS liều 1kg/1.000m3 để chống sốc cho cá trong 2-3 ngày liên tục và cho cá ăn thức ăn trộn GREEN-HEAL theo liều hướng dẫn trong 5-7 ngày liên tục.
2.5 Mật độ thả nuôi:
Mật độ thả cá nuôi thịt từ 30 – 60 con/m2, tốt nhất nên thả 50 con/m2 (cỡ cá 0,6 –1,0 g/con hoặc 1.000 – 1.500 con/kg). Nếu thả giống mật độ cao hơn thì nên có kế hoạch sang thưa sau 2 tháng nuôi để đạt mật độ 30 – 40 con/m2 tại thời điểm đó. Nếu nuôi vụ nghịch nên thả nuôi 30 – 40 con/m2.
3. CHO CÁ ĂN
GREENFEED xin giới thiệu đến quý bà con chương trình cho ăn, sử dụng Thức Ăn Cao Cấp Cho Cá Bống Kèo do GREENFEED sản xuất như bảng sau:
Mã số thức ăn | Cỡ viên (mm) | Protein (%) | Khẩu phần ăn (%) | Cỡ cá (g/con) |
6516 | 0,8-1,0 | 35 | 07 – 12 | 1– 5 |
6526 | 1,0-1,5 | 30 | 07 – 10 | 5 – 20 |
6536 | 1,5 | 28 | 07 – 10 | 8 – 20 |
Lưu ý: lượng thức ăn sử dụng cần điều chỉnh cho phù hợp, căn cứ vào kích cỡ và lượng cá trong ao, tình hình sức khỏe của đàn cá, điều kiện môi trường nước, thời tiết.
4. CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ
4.1 Tập tính sống của cá
Cá kèo sinh sống chủ yếu ở nước lợ và mặn. Tuy nhiên, cá kèo có thể nuôi được môi trường nước có độ mặn thấp từ một vài phần ngàn.
- Độ mặn từ vài phần ngàn đến 30‰
- Nhiệt độ sống từ 15-37oC, nhiệt độ thích hợp cho cá kèo phát triển tốt nhất là 27-33oC
- pH từ 6,5-8,0
- Oxy hòa tan dao động từ 3 – 4mg/l là tối ưu.
4.2 Quản lý sức khỏe cá
Việc chăm sóc và quản lý sức khỏe của cá và chất lượng nước ao nuôi rất quan trọng, quyết định đến sức sống và sức tăng trưởng của cá. Do đó, trong quá trình nuôi cần thực hiện tốt việc quản lý chất lượng nước ao và thức ăn dư thừa.
Sau khi thả giống vào ao nuôi không cho cá ăn 1 – 2 ngày để cá ổn định, ngay sau khi thả cá tạt GREEN-ANTISTRESS liều 1 kg/1.000m3 để cá nhanh khỏe.
Ngày thứ 2-3 khi bắt đầu cho cá ăn trộn thức ăn với men tiêu hóa GREEN-PROBI và GREEN-HEAL theo liều khuyến cáo (2-5g/kg thức ăn) trong 7-10 ngày liên tục.
Sau 20-25 ngày thả giống thay nước ao khoảng 2 – 3 ngày một lần, mỗi lần thay từ 30 – 40% lượng nước trong ao.
Hằng ngày nên trộn các dưỡng chất vào thức ăn cho cá như GREEN-AQUA C, GREEN-ANTISTRESS và men tiêu hóa GREEN-PROBI theo liều khuyến cáo để cá hấp thu tốt dưỡng chất trong thức ăn tốt hơn, phòng bệnh đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho cá.
Định kỳ 7 – 10 ngày/lần, dùng DOVIDINE FOR FISH hoặc DONACIDE FOR FISH với liều lượng 1 lít/3.000 m3 nước (pha loãng trong 100 lít nước rồi tạt đều xuống ao để khử trùng nước ao nuôi, nếu dùng DOVIDINE FOR FISH nên tạt vào lúc chiều tối, nếu dùng DONACIDE FOR FISH nên tạt vào 8-9 giờ sáng khi có nắng lên).
Định kỳ 15 ngày/lần, trộn thuốc xổ ký sinh trùng vào thức ăn cho cá để diệt các nội, ngoại ký sinh trùng bám trên mang, trên da cá (dùng GREEN-PRAZI liều 20 g/1kg thức ăn cho 100 kg cá cho ăn hết 1 lần, có thể dùng 2 -3 ngày liên tục tùy tình trạng sức khỏe cá). Mỗi lần nên cho cá ăn thuốc từ 2 – 3 ngày và cho ăn thuốc vào cử ăn buổi sáng. Tuy nhiên, tốt nhất nên kiểm tra ký sinh trùng trước để việc quyết định sử dụng thuốc hiệu quả hơn.
5. THU HOẠCH
– Trước khi thu hoạch cần:
- Tăng cường sức khỏe cho cá bằng cách cho cá ăn GREEN-ANTISTREES + GREEN-AQUA-C liên tục từ 3 – 5 ngày với liều 2-5 g/1 kg thức ăn;
- Khử trùng nước ao nuôi bằng DONACIDE FOR FISH với liều 1 lít/3.000 m3 nước;
- Ngưng cho cá ăn 1 ngày trước khi thu hoạch.
– Khi thu hoạch cần:
- Thu hoạch cá vào lúc nước mát là tốt nhất (hạn chế thu hoạch lúc trời nắng gắt) để tránh cá bị tuột nhớt;
- Xử lý nước trong khu vực thu cá bằng sản phẩm GREEN-YUCCA-WHITE để khử khí độc và làm tăng sức khỏe của cá bằng cách tạt GREEN-ANTISTRESS liều 1g/1 lít nước tạt;
- Việc thu hoạch và cân cá cần phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh cá bị xây xát, tuột nhớt.