Ngành thủy sản tận dụng cơ hội xuất khẩu

Dự báo xuất khẩu thủy sản quý 2/2022 tiếp tục tăng trưởng mạnh và có thể chạm mốc 3 tỷ USD. Như vậy, ngành thủy sản sẽ thiết lập được kỷ lục mới về giá trị xuất khẩu trong một quý.

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng khi Việt Nam 4 tháng đầu năm xuất siêu 2,53 tỷ USD, tăng gần một tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, điển hình là ngành thủy sản, kim ngạch xuất khẩu tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau gần 2 năm kiềm chế vì dịch Covid-19, nhu cầu tại các thị trường hồi phục và bùng phát mạnh, nguồn cung tại các thị trường không đủ đáp ứng, lạm phát gia tăng. Xung đột Nga – Ukraine càng làm cho nguồn cung thủy sản toàn cầu thêm bất ổn, nhất là các sản phẩm cá thịt trắng. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã chớp được những cơ hội vàng để gia tăng xuất khẩu và chốt được những hợp đồng giá cao hơn nhiều so với năm 2021.

Dự báo, xuất khẩu thủy sản quý 2 tiếp tục tăng trưởng mạnh và có thể chạm mốc 3 tỷ USD nhờ sự bứt tốc mạnh mẽ của các mặt hàng chủ lực.

Giá trị xuất khẩu tôm 4 tháng lên 1,36 tỷ USD, tăng hơn 41% so với cùng kỳ. Trong quý 2, ngành tôm bước vào chính vụ thu hoạch với sản lượng lớn nhất trong năm, kéo dài đến hết quý 3. Theo các doanh nghiệp, nhu cầu của các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đang tăng cao. Đáng lưu ý, nhu cầu nhập khẩu tôm vào EU thường tăng vào mùa hè và mùa thu.

Trong khi đó, xuất khẩu cá tra trong 4 tháng đầu năm đạt 950 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện tại, Việt Nam không có đối thủ xuất khẩu cá tra sang Bắc Âu nhưng kim ngạch vẫn thấp do đây là thị trường nhỏ, địa lý xa xôi. Bởi vậy, đa phần đều nhập khẩu từ Việt Nam thông qua các thị trường khác như Hà Lan, Đức, Bỉ, Pháp. Đối với mặt hàng tôm, đây là thuỷ sản chủ lực của Việt Nam sang Bắc Âu và lớn thứ 2 sang EU.

Với thị trường Trung Quốc, dịch Covid-19 bùng phát mạnh và chính sách “zero Covid” của nước này khiến cho xuất khẩu thủy sản sang thị trường này gặp nhiều ách tắc, khi nhiều cảng xuất khẩu bị đóng cửa và việc kiểm tra Covid-19 trên hàng đông lạnh ngày càng khắt khe.

Tuy nhiên nhờ nhu cầu xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc gia tăng, nên vẫn thu hút nhiều doanh nghiệp Việt Nam bất chấp thách thức trên để xuất khẩu sang thị trường này. Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tới hết tháng 4/2022 ước đạt 578 triệu USD, tăng 94% so với cùng kỳ năm trước. Riêng mặt hàng cá tra chiếm 53% xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.

Ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: “Theo thông tin chúng tôi biết được, Thượng Hải đã mở cửa một phần và hy vọng việc mở cửa toàn thị trường Trung Quốc sẽ sớm. Vấn đề phục hồi của thị trường lớn nhất nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ là dấu hiệu tích cực của xuất khẩu thuỷ sản quý II”.

VASEP dự báo, với nhu cầu lớn từ các thị trường, nếu đạt được 3 tỷ USD trong quý 2 (tăng khoảng 36 – 38% so với cùng kỳ năm 2021), ngành thủy sản sẽ thiết lập được kỷ lục mới về giá trị xuất khẩu trong một quý.

Trong năm 2022, ngành thủy sản đề ra mục tiêu đạt gần 9 tỷ USD cho kim ngạch xuất khẩu. Để đạt mục tiêu này, các doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ các quy định bắt buộc của thị trường cũng như đáp ứng các nhu cầu bổ sung đối với các thị trường riêng lẻ trong khối; dán nhãn chính xác sản phẩm.

Đồng thời, các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội gia tăng thị phần cá tra trước sự thiếu hụt nguồn cung cá thịt trắng tại các quốc gia châu Âu; nghiên cứu khả năng vận dụng tốt lợi thế của Hiệp định EVFTA hơn nữa trong thời gian tới vì còn nhiều dư địa để phát triển; kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm để giữ uy tín thương hiệu thủy sản Việt chung trong khối.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp thủy sản đang gặp khó khăn khi TP. Hồ Chí Minh thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy nội địa và quy định kiểm dịch hàng thủy sản đông lạnh đối với những nguyên liệu nhập khẩu dùng làm thực phẩm chế biến xuất khẩu…

Nguồn: thuongtruong.com.vn

GREENFEED - TOP 50 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam

Ngành thủy sản tận dụng cơ hội xuất khẩu

Dự báo xuất khẩu thủy sản quý 2/2022 tiếp tục tăng trưởng mạnh và có thể chạm mốc 3 tỷ USD. Như vậy, ngành thủy sản sẽ thiết lập được kỷ lục mới về giá trị xuất khẩu trong một quý.

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng khi Việt Nam 4 tháng đầu năm xuất siêu 2,53 tỷ USD, tăng gần một tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, điển hình là ngành thủy sản, kim ngạch xuất khẩu tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau gần 2 năm kiềm chế vì dịch Covid-19, nhu cầu tại các thị trường hồi phục và bùng phát mạnh, nguồn cung tại các thị trường không đủ đáp ứng, lạm phát gia tăng. Xung đột Nga – Ukraine càng làm cho nguồn cung thủy sản toàn cầu thêm bất ổn, nhất là các sản phẩm cá thịt trắng. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã chớp được những cơ hội vàng để gia tăng xuất khẩu và chốt được những hợp đồng giá cao hơn nhiều so với năm 2021.

Dự báo, xuất khẩu thủy sản quý 2 tiếp tục tăng trưởng mạnh và có thể chạm mốc 3 tỷ USD nhờ sự bứt tốc mạnh mẽ của các mặt hàng chủ lực.

Giá trị xuất khẩu tôm 4 tháng lên 1,36 tỷ USD, tăng hơn 41% so với cùng kỳ. Trong quý 2, ngành tôm bước vào chính vụ thu hoạch với sản lượng lớn nhất trong năm, kéo dài đến hết quý 3. Theo các doanh nghiệp, nhu cầu của các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đang tăng cao. Đáng lưu ý, nhu cầu nhập khẩu tôm vào EU thường tăng vào mùa hè và mùa thu.

Trong khi đó, xuất khẩu cá tra trong 4 tháng đầu năm đạt 950 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện tại, Việt Nam không có đối thủ xuất khẩu cá tra sang Bắc Âu nhưng kim ngạch vẫn thấp do đây là thị trường nhỏ, địa lý xa xôi. Bởi vậy, đa phần đều nhập khẩu từ Việt Nam thông qua các thị trường khác như Hà Lan, Đức, Bỉ, Pháp. Đối với mặt hàng tôm, đây là thuỷ sản chủ lực của Việt Nam sang Bắc Âu và lớn thứ 2 sang EU.

Với thị trường Trung Quốc, dịch Covid-19 bùng phát mạnh và chính sách “zero Covid” của nước này khiến cho xuất khẩu thủy sản sang thị trường này gặp nhiều ách tắc, khi nhiều cảng xuất khẩu bị đóng cửa và việc kiểm tra Covid-19 trên hàng đông lạnh ngày càng khắt khe.

Tuy nhiên nhờ nhu cầu xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc gia tăng, nên vẫn thu hút nhiều doanh nghiệp Việt Nam bất chấp thách thức trên để xuất khẩu sang thị trường này. Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tới hết tháng 4/2022 ước đạt 578 triệu USD, tăng 94% so với cùng kỳ năm trước. Riêng mặt hàng cá tra chiếm 53% xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.

Ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: “Theo thông tin chúng tôi biết được, Thượng Hải đã mở cửa một phần và hy vọng việc mở cửa toàn thị trường Trung Quốc sẽ sớm. Vấn đề phục hồi của thị trường lớn nhất nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ là dấu hiệu tích cực của xuất khẩu thuỷ sản quý II”.

VASEP dự báo, với nhu cầu lớn từ các thị trường, nếu đạt được 3 tỷ USD trong quý 2 (tăng khoảng 36 – 38% so với cùng kỳ năm 2021), ngành thủy sản sẽ thiết lập được kỷ lục mới về giá trị xuất khẩu trong một quý.

Trong năm 2022, ngành thủy sản đề ra mục tiêu đạt gần 9 tỷ USD cho kim ngạch xuất khẩu. Để đạt mục tiêu này, các doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ các quy định bắt buộc của thị trường cũng như đáp ứng các nhu cầu bổ sung đối với các thị trường riêng lẻ trong khối; dán nhãn chính xác sản phẩm.

Đồng thời, các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội gia tăng thị phần cá tra trước sự thiếu hụt nguồn cung cá thịt trắng tại các quốc gia châu Âu; nghiên cứu khả năng vận dụng tốt lợi thế của Hiệp định EVFTA hơn nữa trong thời gian tới vì còn nhiều dư địa để phát triển; kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm để giữ uy tín thương hiệu thủy sản Việt chung trong khối.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp thủy sản đang gặp khó khăn khi TP. Hồ Chí Minh thu phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy nội địa và quy định kiểm dịch hàng thủy sản đông lạnh đối với những nguyên liệu nhập khẩu dùng làm thực phẩm chế biến xuất khẩu…

Nguồn: thuongtruong.com.vn

GREENFEED - TOP 50 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam
Contact (Hotline: 0949 555 373)

GREENFEED VIETNAM

Close
Cancel

* We promise not to share your information with any third parties.