Sau đây là những gợi ý từ đội ngũ chuyên gia GREENFEED:
1. Xử lý khi mưa lớn và kéo dài
– Đo DO (chỉ số biểu hiện lượng Oxy hòa tan trong nước) và độ pH để có những biện pháp điều chỉnh thích hợp cho từng giai đoạn nuôi. Nếu pH giảm, hãy bón thêm CaCO3 (canxi cacbonat) giúp giảm thiểu lượng CO2- trong ao nuôi và cân bằng độ pH và độ cứng trong ao.
– Khi đang cho ăn mà mưa đến, nên giảm cho ăn 70 % so với khẩu phần bình thường. Tránh tình trạng dư thừa thức ăn làm dơ nước và thất thoát lượng thức ăn khi nuôi. Ngoài ra, dơ nước sẽ dễ làm tác nhân các bệnh cơ hội phát triển và làm cá bị bệnh.
– Mưa lớn sẽ dễ làm thay đổi các chỉ tiêu môi trường. Nếu có, nên tăng cường các máy sục khí để duy trì và ổn định mức DO trên 4ppm.
– Theo dõi tảo trong ao. Nếu tảo tàn sắp xảy ra nên thay nước trong ao để giảm mật độ tế bào tảo chết và nâng cao độ pH (bón vôi).
2. Xử lý sau mưa
– Cho ăn với lượng thức ăn tăng dần. Không cho ăn quá no tránh tình trạng dư thừa thức ăn làm dơ nước. Dễ làm các mầm bệnh phát triển, cá dễ bị bệnh dẫn đến hao hụt, giảm chất lượng vụ nuôi.
– Theo dõi ao nuôi hằng ngày, xem cá có tình trạng bỏ ăn hay các dấu hiệu bệnh để có những biện pháp xử lý kịp thời, nên lấy mẫu quần thể hàng ngày để đi kiểm tra khi thấy có dấu hiệu bệnh.
– Bổ sung thêm vitamin C và muối kali và magiê vào thức ăn thủy sản trước khi cho cá ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho cá chống lại những vi sinh vật có hại gây bệnh.
– Có thể bổ sung chế phẩm sinh học (những loài vi khuẩn có khả năng phân hủy chất hữu cơ cao) với liều lượng cao để ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại không mong muốn.
– Duy trì mức sục khí cao cho đến khi có một quần thể vi tảo mới, ổn định trong ao.
Trên đây là các bước trong quy trình quản lý kỹ thuật xử lý ao nuôi vào mùa mưa lạnh. Hãy liên hệ ngay với GREENFEED để chúng tôi có thể hỗ trợ thêm.