Khoáng – nhu cầu thiết yếu cho Cá

Chất khoáng có nhiều chức năng khác nhau cả bên trong và bên ngoài tế bào. Chúng đóng vai trò là thành phần cấu trúc của mô cứng và các thành phần của mô mềm tạo nên cấu trúc của cơ thể. Chúng cũng là các thành phần của phức hợp protein – kim loại và đóng vai trò là chất hoạt hóa của nhiều loại enzym.

1. Vai trò của khoáng với cơ thể cá:

Cấu trúc cơ thể: Khoáng chất như canxi, phospho và magiê là thành phần thiết yếu trong cấu trúc xương và vỏ của nhiều loài thủy sản, giúp duy trì sự phát triển và sức khỏe.

Chức năng sinh lý: Khoáng chất tham gia vào nhiều quá trình sinh lý trong cơ thể, bao gồm việc điều hòa cân bằng nước, dẫn truyền thần kinh và co cơ. Natri, kali và clo là những khoáng chất quan trọng trong việc duy trì cân bằng điện giải.

Tăng trưởng và phát triển: Khoáng chất như kẽm, sắt và đồng cần thiết cho quá trình tổng hợp protein và enzyme, hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thủy sản.

Hệ miễn dịch: Một số khoáng chất như selen và kẽm có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, giúp thủy sản chống lại bệnh tật và stress môi trường.

Năng suất: Sự thiếu hụt hoặc mất cân bằng khoáng chất có thể dẫn đến giảm năng suất nuôi trồng, tăng tỷ lệ bệnh tật và giảm chất lượng sản phẩm.

2. Vai trò của khoáng chất với môi trường nuôi trồng thủy sản

Cân bằng pH: Một số khoáng chất như canxi và magiê giúp điều chỉnh độ pH của nước, tạo ra môi trường lý tưởng cho sự phát triển của cá và các sinh vật thủy sinh khác.

Duy trì độ cứng của nước: Canxi và magiê cũng là những khoáng chất chính trong việc xác định độ cứng của nước. Độ cứng thích hợp giúp cá duy trì sự cân bằng áp suất thẩm thấu và hỗ trợ quá trình sinh lý.

Cung cấp dưỡng chất: Khoáng chất như sắt, kẽm và mangan là những yếu tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cá. Chúng tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa và giúp cá phát triển khỏe mạnh.

Hỗ trợ hệ vi sinh vật: Khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ vi sinh vật có lợi trong nước. Những vi sinh vật này giúp phân hủy chất thải và duy trì chất lượng nước.

Ảnh hưởng đến chất lượng nước: Sự thiếu hụt hoặc dư thừa khoáng chất có thể dẫn đến ô nhiễm nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của cá và các sinh vật khác trong hệ sinh thái. Ví dụ, nồng độ amonia cao có thể gây hại cho cá, trong khi khoáng chất như phospho cao có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng.

Tăng cường khả năng chống chịu: Một môi trường nước giàu khoáng chất giúp cá phát triển hệ miễn dịch tốt hơn, từ đó tăng cường khả năng chống chịu với các bệnh tật và điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Thúc đẩy sự phát triển của thực vật thủy sinh: Khoáng chất cũng cần thiết cho sự phát triển của thực vật thủy sinh, giúp duy trì cân bằng sinh thái trong môi trường nuôi cá.

Hình 01: Bổ sung khoáng thường xuyên cho cá có vảy

Hình 01: Bổ sung khoáng thường xuyên cho cá có vảy

3. Hấp thu khoáng ở cá

Các loài thủy sản nói chung và các loài cá nói riêng có khả năng hấp thu khoáng chất từ môi trường nước hoặc thông qua thức ăn. Trong thành phần thức ăn công nghiệp đã có chất khoáng, tuy nhiên có thể chưa đáp ứng đủ nhu cầu theo từng giai đoạn đặc biệt của cá như giai đoạn chuyển đổi về hình thái như ếch mọc chân, cá con từ giai đoạn noãn hoàng chuyển sang ăn thức ăn tự nhiên và sau đó sang ăn thức ăn công nghiệp,… Yêu cầu về một loại khoáng chất cụ thể trong chế độ ăn của động vật thủy sản phụ thuộc vào phần lớn nồng độ của khoáng chất trong môi trường nước. Cá, tôm nước mặn có khả năng hấp thu,  trao đổi chất khoáng từ nước biển do đó có thể phần nào đáp ứng các yêu cầu về khoáng chất nhưng khi nuôi mật độ cao trong hệ thống nuôi kín cũng vẫn cần bổ sung thêm một số loại khoáng chất vào nước. Ngoài ra, chúng cũng có thể hấp thu trực tiếp khoáng chất qua mang, da, vây. Vì vậy, khi nuôi cá biển thì cá có thể hấp thu bổ sung một số khoáng chất như Ca, Na, Cl trong nước biển. Trong khi, cá, tôm nuôi nước ngọt không thể hấp thu nhiều khoáng chất từ môi trường nước, do đó đòi hỏi cần bổ sung khoáng chất nhiều hơn trong khẩu phần ăn hoặc bổ sung trực tiếp vào môi trường nước nuôi.

Tỷ lệ hấp thụ thuần của các khoáng chất đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), selen (Se) và kẽm (Zn) ở dạng hữu cơ cao hơn đáng kể so với mức hấp thụ các chất khoáng này ở dạng vô cơ. Tỷ lệ hấp thụ các khoáng chất hữu cơ cao hơn so với các khoáng chất vô cơ lần lượt là 39,3% trong khẩu phần ăn tinh khiết (lòng trắng trứng hoặc bột đậu nành) và 81,1% trong khẩu phần ăn thực tế.

Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất khoáng hữu cơ có giá trị sinh học cao và được động vật hấp thụ dễ dàng hơn các chất khoáng vô cơ, do đó lượng chất khoáng được bài tiết ra ngoài môi trường ít hơn, không gây ô nhiễm cao, cho cả đất và nước.

Do đó, trong quá trình nuôi cần cung cấp thêm một phần chất khoáng bằng cách sử dụng các sản phẩm bổ sung chất khoáng. Mức độ bổ sung 0,5 – 2% khẩu phần ăn, tùy thành phần, liều lượng của các sản phẩm và các giai đoạn phát triển của động vật thủy sản, người nuôi có thể phối trộn với thức ăn theo tỷ lệ mà nhà cung cấp chỉ dẫn.

Hình 02: Cần bổ sung khoáng cho cá giống

Hình 02: Cần bổ sung khoáng cho cá giống

4. Vai trò của các khoáng chất thiết yếu

Đối với cá có vảy khi thiếu hụt Ca và Mg sẽ có biểu hiện mềm vảy, đục cơ, cong thân. Sự thiếu hụt K cũng có liên quan đến hiện tượng giảm ăn, yếu cơ đối với cá, hiện tượng đục cơ và xuất hiện nhiều đốm đen li ti trên vỏ đối với tôm. Đối với môi trường nước ngọt, hàm lượng khoáng trong nước thường rất thấp, cho nên tôm cá nước ngọt phần lớn hấp thu khoáng từ khẩu phần ăn để thỏa mãn nhu cầu của cơ thể. Do sự thích nghi của các loài động vật nước ngọt với môi trường có hàm lượng khoáng rất thấp cho nên việc bổ sung khoáng vào nước để cung cấp cho chúng là không cần thiết. Ngược lại, các loài tôm cá nước mặn và lợ thích nghi với môi trường có hàm lượng khoáng cao, chúng hấp thụ phần lớn khoáng trong môi trường nước để thỏa mãn nhu cầu của cơ thể. Một khi hàm lượng khoáng trong môi trường bị giảm (giảm độ mặn) thì sự thiếu hụt khoáng có thể xảy ra, lúc này việc bổ sung vào nước là cần thiết để duy trì môi trường sống bình thường

Canxi (Ca) và các chất khoáng liên quan: Ca và P cần thiết cho quá trình hình thành xương. Canxi còn tham gia vào quá trình đông máu, co cơ, dẫn truyền  thần kinh, duy trì áp suất thẩm thấu. P còn có vai trò trong quá trình biến dưỡng các chất dinh dưỡng trong cơ thể, duy trì ổn định pH trong cơ thể động vật thủy sản. Mg là giữ vai trò quan trọng trong các phản ứng phosphoryl hóa và một số hệ thống enzyme. Cá biển có thể hấp thu một lượng khoáng rất lớn từ nước biển như Ca, Na, Cl, và Mg nhưng cá nước ngọt hoặc cá nuôi trong nước có độ mặn thấp hầu như không lấy được Ca, Mg từ môi trường nên thức ăn của những loại các này cần lưu ý vì hàm lượng Ca, Mg trong thức ăn thấp sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.

Phospho (P): P Tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng, sinh trưởng, sinh sản và duy trì sự ổn định của pH trong ao nuôi. Cá tôm không thể hấp thu P qua môi trường nước mà hấp thu trực tiếp từ thức ăn. Khi thiếu P, vật nuôi sẽ giảm sinh trưởng, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, và làm tôm bị mềm vỏ. Do đó người nuôi hết sức lưu ý để bổ sung đủ lượng P cho tôm, cá. Các muối thường dùng để bổ sung P là KH2PO4, NaH2PO4. P hầu như chỉ được lấy từ thức ăn. Dấu hiệu thiếu P là sinh trưởng chậm, hiệu quả sử dụng thức ăn và hàm lượng khoáng trong xương, vảy, vỏ giảm. Ngoài ra ở cá chép còn có dấu hiệu tăng hàm lượng mỡ, giảm lượng nước trong cơ thể và lượng P trong máu.

Magie (Mg): Là chất xúc tác trong một số phản ứng quan trọng trong hệ thống enzyme. Tôm cá biển dễ hấp Mg từ môi trường nước. Thiếu Mg vật nuôi sẽ giảm ăn, tỉ lệ chết cao.

Sắt (Fe): Fe trong cơ thể tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ như hemoglobin hay có thể ở dạng vô cơ như Fe dạng dự trữ trong gan, lách. Fe giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp. Thiếu Fe cá sẽ giảm lượng hồng cầu và gan vàng. Trong khẩu phần thức ăn, Fe ở dạng vô cơ dễ hấp thu hơn Fe hữu cơ và Fe2+ hấp thu nhanh hơn Fe3+. Động vật thủy sản có thể hấp thu Fe qua môi trường. Thức ăn có nguồn gốc động vật chứa nhiều Fe thích hợp cho sự hấp thu của động vật thủy sản.

Đồng (Cu): Là thành phần trong nhiều loại enzyme có tính oxy hoá và có vai trò quan trọng trong sự hô hấp, thành phần của sắc tố đen (Melanin), kích thích quá trình sử dụng chất Fe. Đối với giáp xác dấu hiệu thiếu Cu là sinh trưởng chậm, hàm lượng Cu trong máu, gan tụy giảm. Ở cá thiếu Cu cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và dễ bị nhiễm bệnh.

Kẽm (Zn): Zn là thành phần cấu tạo enzyme xúc tác phản ứng hydrat hoá làm tăng khả năng vận chuyển CO2 và kích thích tiết HCl trong dạ dày. Khi thiếu Zn tôm cá giảm tăng tưởng và giảm sức sinh sản. Thiếu kẽm cá nuôi sẽ giảm sinh trưởng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Kẽm cũng rất quan trọng trong quá trình làm lành vết thương ngoài da, giúp da, vây, vảy săn chắc giảm trầy xước khi vận chuyển, thu hoạch. Ngoài ra, kẽm giúp tăng cường hoạt động miễn dịch chống lại mầm bệnh, đặc biệt trong giai đoạn cá hương, giống, ếch trong giai đoạn nòng nọc, mọc chân.

Hình 03: Bổ sung khoáng vào giai đoạn mọc chân của ếch

Hình 03: Bổ sung khoáng vào giai đoạn mọc chân của ếch

5. Biện pháp cung cấp khoáng cho cá

Nguồn cung cấp khoáng cho tôm cá có từ thức ăn và trong môi trường nước. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu hụt khoáng vẫn thường xuyên xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong môi trường có độ mặn thấp hay nước ngọt thì hàm lượng khoáng hòa tan trong nước thấp nên không đủ cung cấp cho tôm cá, trong trường hợp này tôm cá chủ yếu hấp thu khoáng từ thức ăn. Có thể trong thức ăn (thức ăn công nghiệp) chứa đủ chất khoáng cần thiết cho tôm cá, nhưng chúng vẫn có thể bị thiếu khoáng khi nuôi mật độ thâm canh rất cao. Hơn nữa, các loại khoáng vô cơ bổ sung trong thức ăn dễ bị tan trong môi trường nước.

Đối với các loài tôm nước lợ, biện pháp bổ sung thêm khoáng trong môi trường có độ mặn thấp hoặc mất cân đối khoáng là rất cần thiết. Các loại khoáng vô cơ dễ tan thường được sử dụng để bổ sung vào môi trường nước bao gồm: NaCl, CaSO4, MgSO4, KCl, K2SO4, Dolomite; NaHCO3, CaCl2, MgCl2. Để cung cấp khoáng vi lượng, nếu bổ sung các khoáng đơn từ nguồn nguyên liệu thì không tiện dụng và không khả thi, có thể sử dụng các sản phẩm khoáng tổng hợp (khoáng tạt) để bổ sung khoáng vi lượng cho nước ao. Trong trường hợp bổ sung khoáng vào thức ăn thì nên chọn các loại khoáng hữu cơ bao gồm các phức của khoáng với amino acid, polysaccharide hay proteinate.

Hiểu được nhu cầu khoáng chất là rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, GREENFEED phối hợp cùng các chuyên gia đã phát triển một dòng sản phẩm chuyên khoáng GREEN MINERALS để bổ sung vào các giai đoạn khác nhau của cá. Sản phẩm chứa nhiều loại khoáng hữu cơ thiết yếu dễ hấp thu qua đường tiêu hóa và hấp thu tốt qua môi trường bằng các tạt vào nước. Chi tiết xin liên hệ đội ngũ kỹ thuật thương mại Công Ty GREENFEED.

Hình 4: Sản phẩm khoáng cao cấp cho thủy sản

Hình 4: Sản phẩm khoáng cao cấp cho thủy sản

GREENFEED - TOP 50 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam
Liên hệ (Hotline: 0949 555 373)

GREENFEED VIETNAM

Close
Hủy

* Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin của bạn với bất cứ bên thứ ba.