Năm 2010, giống cá rô Đường Nghiệp được nhiều ngư dân trong vùng chọn nuôi với số lượng lớn, sức tiêu thụ mạnh và giá cả ổn định đã giúp đời sống người dân khá lên trông thấy. Năm 2015, anh Mạnh đã mạnh dạn chuyển đổi nuôi các loại cá truyền thống như mè, trôi, trắm, chép sang chăm giống cá mới này. Đến nay, anh đã có khoảng 1 vạn con cá rô Đường Nghiệp nuôi ghép cùng một số cá trắm và chép để phát triển kinh tế gia đình.
Anh kể, đặc thù giống cá rô Đường Nghiệp thường mắc bệnh vào mùa hè nếu thực hiện công tác vệ sinh phòng dịch không triệt để. Nhớ có năm, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng và khiến nhiều hộ nuôi nuôi cá trắng tay, trong đó có anh. Dù gặp nhiều khó khăn khi gia đình bỗng mất đi nguồn thu nhập chính, nhưng qua sự cố lần này anh đã rút ra nhiều kinh nghiệm để đời. Từ đó trở đi, anh luôn “cảnh giác” phòng chống sự xâm nhiễm của dịch bệnh, bắt đầu từ việc khử trùng môi trường nước nuôi bằng vôi bột định kỳ 1 tháng từ 1 – 2 lần; bổ sung thêm vitamin C, các loại men, sử dụng thức ăn thủy sản có nguồn gốc rõ ràng của công ty GreenFeed… giúp cá tăng cường sức đề kháng và kích thích tiêu hóa. Đến nay, trại cá của anh luôn cho sản lượng tốt hàng năm.
Nói thêm về loại cá này, anh cho rằng cá rô Đường Nghiệp không khó nuôi, nhanh lớn, có thể nuôi được mật độ dày, thời gian nuôi tầm 4 tháng là có thể thu hoạch và hiệu quả kinh tế cũng khá ổn định. Hầu hết thương lái sau khi thu mua sẽ xuất cho tiểu thương tại chợ đầu mối Yên Sở, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong vùng anh Mạnh được biết đến là một ngư dân trẻ, ham học hỏi và nhiệt tình chia sẻ kiến thức với bà con. Vì thế, dù chưa phải trại lớn nhưng trại của anh đã đón nhiều lượt bà con đến tham quan, tìm hiểu cách thức nuôi hiệu quả con giống cá rô Đường Nghiệp.