Cá Bống Kèo (Pseudapocryptes elongatus) – Hội chứng lở loét do vi khuẩn dạng sợi (Bệnh ghẻ)

TÁC NHÂN GÂY BỆNH Cá bị ghẻ lở do vi khuẩn dạng sợi mảnh Flavobacterium. Bệnh có thể trầm trong hơn khi kết hợp bội nhiễm các loài vi khuẩn cơ hội khác, nấm và ký sinh trùng. Do môi trường nước nuôi cá ô nhiễm thường do dư thừa thức ăn, vi khuẩn dạng […]

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Cá bị ghẻ lở do vi khuẩn dạng sợi mảnh Flavobacterium. Bệnh có thể trầm trong hơn khi kết hợp bội nhiễm các loài vi khuẩn cơ hội khác, nấm và ký sinh trùng. Do môi trường nước nuôi cá ô nhiễm thường do dư thừa thức ăn, vi khuẩn dạng sợi gây bệnh tăng nhiều, sức khỏe cá yếu và ký sinh trùng ký sinh trên cá tạo vết thương từ đó vi khuẩn và nấm tấn công, gây bệnh.

Bệnh thường xảy ra trong những tháng cuối năm có nhiệt độ nước thấp, các tháng hay có áp thấp nhiệt đới với trời mây âm u và mưa kéo dài nhiều ngày hay sau những cơn mưa to đột ngột. Đối với cá giống, cá cỡ nhỏ mới vừa thả ương hay nuôi, bệnh có biểu hiện khác hơn như trắng, mòn đuôi, cá chết rất nhanh và có thể chết toàn bộ sau vài ngày. Bệnh phát triển mạnh hơn trong điều kiện nuôi mật độ cao.

DẤU HIỆU BỆNH

Cá ăn ít hoặc bỏ ăn, hoạt động yếu, bơi lội lờ đờ trên mặt nước. Dấu hiệu bệnh lý đầu tiên là những đốm đỏ trên đầu, thân, vây và đuôi. Sau đó, những vết thương này dần lan rộng và sâu thành những vết loét, xuất huyết. Trường hợp cá bị bệnh nặng các vết loét lõm sâu tới xương, cơ bị hoại tử. Vùng trung tâm vết loét có màu xám. Cá nhỏ mới thả ương hay nuôi, bệnh có biểu hiện khác hơn như trắng, mòn đuôi, cá chết rất nhanh và có thể chết toàn bộ ao.

PHÒNG BỆNH

Quản lý chất lượng nước tốt là yếu tố quan trọng để hạn chế bệnh ghẻ trên cá kèo, không để nước ao dơ, nhiều vi khuẩn có hại phát triển bằng cách định kỳ 10 ngày xử lý bằng thuốc sát trùng DOVIDINE FOR FISH hoặc DONACIDE FOR FISH với liều 1 lít/2.000 – 3.000 m3. Sau khi xử lý diệt khuẩn bằng một trong 2 sản phẩm trên 2 ngày tiến hành bổ sung lại hệ vi sinh có lợi cho nền đáy ao bằng GREEN-YUCCA-WHITE liều 1 kg/4.000 m3.

Tăng cường sức khỏe cho cá để hạn chế bệnh nhiễm khuẩn bằng cách thường xuyên trộn bộ 3 sản phẩm GREEN-AQUA-C, GREEN-ANTISTRESSGREEN-PROBI theo liều khuyến cáo, tốt nhất nên trộn bổ sung hàng ngày hoặc xen kẽ 1 ngày trộn 1 ngày không trộn trong thời gian thời tiết xấu như đã đề cập ở trên.

TRỊ BỆNH

Khi cá hao nhiều bất thường và tăng nhanh liên tục trong 1-2 ngày với một vài trong những dấu hiệu bệnh như mô tả bên trên, tiến hành tạt DONACIDE FOR FISH với liều 1 lít/1.500 – 2.000 m3 vào sáng 10-11 giờ hay chiều 3-4 giờ, tạt ngày 1 lần trong 3 ngày liên tục (nếu có quạt nước hãy bật quạt trước và sau khi tạt thuốc 2 giờ). Các ngày sau đó có thể tiếp tục tạt thuốc trên cách một ngày tạt một lần nếu mức độ cá hao mỗi ngày có chiều hướng giảm,

Có thể trị bệnh bằng kháng sinh khi bệnh vừa mới phát trong ao, số lượng cá bệnh chưa nhiều. Trước khi điều trị, ngưng cho cá ăn vào buổi chiều hôm trước để tiến hành điều trị vào sáng hôm sau. Trộn FLOR 20 với liều 100 g/2 tấn cá, hoặc 100 g cho 2 -3 kg thức ăn cho 2 tấn cá nuôi ăn 1 lần vào buổi sáng. Buổi chiều cho cá ăn 50% theo nhu cầu có trộn các sản phẩm dinh dưỡng như GREEN-ANTISTRESS kết họp GREEN-AQUA-C. Trộn kháng sinh cho cá ăn liên tục 5-7 ngày. Khi cá đã bệnh nặng và hao nhiều, việc trị bằng kháng sinh sẽ không còn hiệu quả.

Sau 5-7 ngày trộn kháng sinh, tiến hành giải độc gan và bổ sung lại hệ vi sinh có lợi trong đường ruột của cá bằng GREEN-ANTISTRESS + GREEN-PROBI + GREEN-LIVER theo liều khuyến cáo (2-5g/1kg thức ăn) trong 3-5 ngày liên tục.

Lưu ý: Trong trường hợp vi khuẩn đã kháng với FLOR-F20 thì có thể sử dụng kháng sinh khác để điều trị theo kết quả kháng sinh đồ và sau khi điều trị sử dụng sản phẩm giải độc gan và bổ sung lại hệ vi sinh có lợi trong đường ruột như trên.

Liên hệ (Hotline: 0949 555 373)

GREENFEED VIETNAM

Close
Hủy

* Chúng tôi cam kết không chia sẻ thông tin của bạn với bất cứ bên thứ ba.