Vì cá điêu hồng là loài không có cơ quan hô hấp phụ nên trong điều kiện nuôi năng suất cao thì mô hình nuôi trong bè nổi trên sông, hồ chứa phù hợp hơn với nhu cầu sinh học của cá, đem lại lợi nhuận và hiệu quả cao hơn so với mô hình nuôi ao.
Công Ty Cổ Phần GREENFEED Việt Nam xin giới thiệu đến quý bà con “Mô hình nuôi cá điêu hồng thương phẩm trong lồng bè” với mong muốn thúc đẩy nghề nuôi cá điêu hồng thương phẩm ở nước ta đạt hiệu quả và phát triển bền vững.
1. Thiết kế bè nuôi
Bè nuôi cá điêu hồng gồm có: khung bè, phao nâng đỡ, vèo lưới.
- Khung bè:
Có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, sắt, tre… Tùy theo điều kiện kinh tế và quy mô đầu tư mà bà con có thể chọn loại vật liệu thích hợp. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi trên sông hoặc hồ chứa thì bà con nên làm khung bè bằng sắt vì tính tiện lợi, độ bền cao và giá thành rẻ.Diện tích “lọt lòng” khung bè dao động từ 50 – 90 m2 (tùy theo quy mô và điều kiện sản xuất, điều kiện tự nhiên mà có thể chọn khung bè lớn hơn)Chiều dài 01 bên khung bè được làm từ hai thanh sắt “V” hàn lại với nhau, cách nhau 0,5m. Cứ 02 m theo chiều dài của khung ta hàn nối 01 thanh ngang để cố định chắc chắn khung bè (Hình 01)Sau khi có 02 khung theo chiều dài, ta nối lại với nhau bằng thanh sắt “U” hoặc sắt hộp. Đối với bè có kích thước 06m x 12m, thì ta dùng 04 thanh sắt. (Hình 02)Để hạn chế sự gỉ sét, tăng độ bền cho vật liệu bằng sắt, ta nên sơn chống sét lên khung bè.
- Phao nâng đỡ: Sau khi hoàn thành xong khung bè, ta tiến hành gắn hệ thống phao nâng đỡ. Để tối ưu hóa độ nổi của bè, bà con có thể dùng phuy nhựa hoặc phuy sắt (đường kính 60 cm, chiều dài phuy 01m, thể tích 200 lít) để làm phao. Đối với bè có chiều dài 12m, gắn khoảng 06 – 08 phuy.\Các phao nâng đỡ phải được cố định chắc chắn vào khung bè.
- Vèo lưới: Vèo lưới phải có kích thước phù hợp với diện tích lọt lòng của khung bè, độ sâu vèo dao động từ 03 – 04 m.Nên chọn loại vèo được làm từ loại vật liệu tốt, không co giãn, mắc lưới phù hợp với kích cỡ cá nuôi từng giai đoạn để đảm bảo cá không thất thoát ra ngoài và đảm bảo lưu thông nước giữa trong và ngoài vèo.Khi giăng vèo lưới vào khung bè, phải dùng vật liệu nặng để cố định 04 góc vèo.Mặt trong của vèo ta nên dùng lưới mịn làm lớp ngăn thức ăn trôi ra ngoài trong quá trình cho ăn.
- Chọn vị trí đặt bè: Chọn vị trí đặt bè rất quan trọng vì nguồn nước không thể kiểm soát được như mô hình nuôi trong ao mà phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Vì vậy, việc chọn vị trí đặt bè thích hợp sẽ quyết định đến hiệu quả của cả vụ nuôi.
- Bè nuôi trên sông:
- Chọn nơi thông thoáng, ít tàu thuyền qua lại, tuyệt đối không gần nguồn ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp.
- Lưu tốc dòng chảy phù hợp, tránh xa khu vực nước chảy xiết.
- Độ sâu phù hợp với vèo nuôi, đáy sông cách đáy vèo từ 0,5 – 1,0 m.
- Các yếu tố môi trường nước phù hợp với cá điêu hồng:
- pH: 6,5 – 8,5
- DO: > 4 mg/lít
- NH3: < 0.01 mg/lít
- Nhiệt độ: 25 – 32 0C
- Bè nuôi trên hồ chứa: Vì nước trong hồ chứa tương đối tĩnh, không chảy như ở sông, lượng oxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào không khí và gió nên phải chọn vị trí đặt bè ở những nơi sau:
- Thông thoáng, tốc độ gió phù hợp.
- Gần nơi trú ẩn khi xảy ra giông bão, gió lớn.
- Không gần các đập xả tràn.
- Độ sâu phù hợp với vèo nuôi, đáy sông cách đáy vèo từ 0,5 – 1,0 m
- Thuận tiện trong việc vận chuyển thức ăn, con giống, xuất bán cá thương phẩm.
Lưu ý: Đối với bè nuôi cá ở sông phải được cố định chắc chắn, còn bè nuôi cá ở hồ chứa có thể cố định tại một điểm bằng neo để bè có thể xoay theo hướng gió, tận dụng nguồn oxy hòa tan tối đa trong nước.
2. Chọn và thả giống
- Tiêu chuẩn cá giống: Chọn mua cá giống dựa theo các tiêu chuẩn sau:
- Cỡ cá đồng đều và lớn (25 – 30 g/con # 30 – 40 con/kg);
- Cá có nguồn gốc rõ ràng và mua ở các cơ sở sản xuất có uy tín.
- Cá bơi lội linh hoạt, không dị hình, cơ thể sáng bóng;
- Mật độ nuôi: 50 – 70 con/m3
- Thời điểm thả cá: Tốt nhất thả cá vào buổi sáng (7 – 10 giờ), không nên thả vào buổi xế chiều nhất là vào những lúc trời nắng vì cá rất dễ bị mất nhớt.
3. Cho ăn
Ngày nay, việc cho cá ăn khá dễ dàng với sự phát triển của ngành thức ăn chăn nuôi thủy sản, Công Ty Cổ Phần GREENFEED Việt Nam là một trong những công ty đầu tiên cho ra đời sản phẩm thức ăn cho cá rô phi, điêu hồng. Dòng sản phẩm cao cấp 30% protein (mã số 6136) với đầy đủ kích cỡ viên (Hình 06) đã và đang được thị trường chấp nhận bởi tính thuận tiện và hiệu quả kinh tế mang lại. Chúng tôi xin giới thiệu đến quý bà con chương trình cho cá điêu hồng ăn như sau:
* Ghi chú: Lượng thức ăn sử dụng cần điều chỉnh cho phù hợp, căn cứ vào kích cỡ và lượng cá trong vèo, tình hình sức khỏe của đàn cá, điều kiện môi trường nước, thời tiết.
4. Chăm sóc, quản lý
Việc chăm sóc, quản lý sức khỏe đàn cá và bè nuôi rất quan trọng, quyết định đến sức khỏe, sức sống, sức tăng trưởng của cá. Do đó, trong quá trình nuôi, bà con cần thực hiện nghiêm túc các việc sau đây:
- Quản lý sức khỏe đàn cáHằng ngày kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước pH, NH3, DO để phát hiện kịp thời những trường hợp nguồn nước không thuận lợi cho sức khỏe của cá, có kế hoạch di chuyển bè nuôi đến những khu vực có nguồn nước an toàn.Định kỳ nên trộn các dưỡng chất vào thức ăn cho cá như vitamin C, Premix khoáng, men tiêu hóa, men vi sinh, chế phẩm từ thảo dược (như chế phẩm từ tỏi) để cá hấp thu tốt dưỡng chất trong thức ăn tốt hơn và tăng cường sức đề kháng cho cá;Định kỳ 15 ngày/lần, trộn thuốc vào thức ăn cho cá để diệt các nội ký sinh trùng bám trên đường ruột của cá (liều dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Mỗi lần nên cho cá ăn thuốc từ 1 – 2 ngày và cho ăn thuốc vào cữ ăn buổi sáng.
- Chăm sóc, quản lý bè nuôiHằng ngày kiểm tra bè nuôi, dây neo, lưới đảm bảo không bị rách tránh cá thất thoát ra ngoài.Hằng ngày loại bỏ rong rêu, rác bám vào thành vèo do dòng chảy mang tới, đảm bảo vèo thông thoáng.Định kì thay lưới 1 tháng/ lần, mắc lưới phù hợp với kích cỡ của cá để đảm bảo việc trao đổi nước giữa trong và ngoài vèo, giúp cá khỏe mạnh và tăng trưởng tốt.
5. Thu hoạch
Sau 04 – 05 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ thương phẩm 500 – 600 gam/con, tiến hành thu hoạch cá
- Trước khi thu hoạch cần:
- Tăng cường sức khỏe cho cá bằng cách cho cá ăn vitamin C liên tục từ 3 – 5 ngày (liều sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất);
- Ngưng cho cá ăn 1 – 2 ngày trước khi thu hoạch.
- Khi thu hoạch cần:
- Thu hoạch cá vào lúc nước mát là tốt nhất (hạn chế thu hoạch lúc trời nắng gắt) để tránh cá bị tuột nhớt;
- Xử lý nước trong khu vực thu cá bằng sản phẩm chứa chất chiết xuất của Yucca để khử khí độc và làm tăng sức khỏe của cá;
- Việc thu hoạch và cân cá cần phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh cá bị sây sát, tuột nhớt.