Ngành Farm GREENFEED tập trung phát triển 03 yếu tố bền vững, bao gồm:
- Công nghệ xử lý thải xanh, hiện đại
- Tạo lập, phát triển kinh tế vùng dân phụ cận
- Triển khai các chương trình trách nhiệm xã hội
Trong đó, nâng cao bảo vệ môi trường bằng các công nghệ xử lý thải xanh, hiện đại là ưu tiên chiến lược, đã được nghiên cứu trong một thời gian dài, bước đầu tạo kết quả khả quan, ví dụ như mô hình nuôi trùn quế.
GREENFEED tiên phong xử lý chất thải chăn nuôi heo với mô hình nuôi trùn quế
Nuôi trùn quế là mô hình dùng phân vật nuôi làm thức ăn cho trùn quế (một loại giun đất). Sau quá trình tiêu hoá các chất hữu cơ, trùn quế tạo ra phân trùn hữu cơ giàu dinh dưỡng, chứa nhiều acid amin có lợi cho sự phát triển bền vững cây trồng.
Trùn quế thường được nuôi bằng phân bò (động vật ăn cỏ). Trong phân bò có chứa nhiều hạt cỏ, dẫn đến phân trùn quế thu được cũng xuất hiện hạt cỏ này. Dùng phân này để trồng cây, nông dân sẽ tiêu tốn thêm khoản chi phí làm cỏ. Mạnh dạn áp dụng và cải tiến phương pháp nuôi trùn quế bằng phân heo, ban dự án vừa khắc phục được nhược điểm trên, đồng thời nghiên cứu mở rộng mô hình nuôi phù hợp với từng loại điều kiện khí hậu khác nhau của mỗi trang trại.
Những kết quả khả quan của mô hình nuôi trùn quế
- Nhân giống thành công loại trùn quế phù hợp với vùng đất khí hậu lạnh, mưa nhiều của Tây Nguyên (trại Cujut) cũng như vùng đất có khí hậu nóng, mưa ít của Bình Thuận (trại ĐNB2).
- Xử lý chất thải: Dự án nuôi trùn quế tiến tới xử lý triệt để toàn bộ chất thải phân heo trại thải ra.
- Tạo ra giá trị gia tăng với sản phẩm phân hữu cơ GOF cung cấp cho các trang trại, nhà vườn trồng rau sạch, cây ăn trái, cây gia vị, phong lan…
Thành quả bước đầu của mô hình nuôi trùn quế ghi dấu nỗ lực, quyết tâm của ngành Farm GREENFEED trên hành trình xây dựng một mô hình trại chăn nuôi hiệu quả và bền vững hàng đầu Việt Nam. GREENFEED sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư, chủ trại tìm kiếm và áp dụng mô hình xử lý thải xanh, bền vững và nâng cao bảo vệ môi trường.